Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này trình bày về kết quả nghiên cứu xác định thành phần hóa học của dịch chiết từ lá chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi xác định hàm lượng nước trong lá chè xanh 73,42% (tính theo khối lượng tươi), hàm hượng chất khô hòa tan 39,87%, polyphenol 12,82%, caffeine 2,9275% (tính khối lượng khô) và hàm lượng kim loại nặng là rất bé. | NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÂY CHÈ XANH Ở TRUỒI, PHÚ LỘC, THỪA THIÊN HUẾ NGÔ DUY Ý Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Chè xanh là một trong những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, được sử dụng trong y học, mỹ phẩm, đồ uống nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Bài báo này trình bày về kết quả nghiên cứu xác định thành phần hóa học của dịch chiết từ lá chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi xác định hàm lượng nước trong lá chè xanh 73,42% (tính theo khối lượng tươi), hàm hượng chất khô hòa tan 39,87%, polyphenol 12,82%, caffeine 2,9275% (tính khối lượng khô) và hàm lượng kim loại nặng là rất bé. Từ khóa: dịch chiết, kim loại nặng, lá chè, polyphenol, Truồi 1. MỞ ĐẦU Cây chè có tên khoa học học là Camellia sinensis L. được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Từ lâu, người ta đã xem cây chè như một vị thuốc quý, dịch chiết lá chè được sử dụng trong công nghiệp thuộc da. Nước chè là một thức uống ngon, bổ dưỡng, được xem là một thức uống truyền thống có tác dụng giảm nhiệt, giảm mệt mỏi, có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, hạn chế quá trình lão hóa Con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên sinh học quý báu ấy để làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm, [2], [4]. Cây chè Truồi ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một đặc sản nổi tiếng đã bao đời nay, nhưng các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây chè Truồi vẫn chưa đầy đủ. Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu một cách sâu hơn và rộng hơn về cây chè của địa phương nên chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu này [2], [4]. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên liệu Chè được thu hái ở làng Truồi, huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 12/2014 và tháng 04/2015. Sau khi thu hái, chè được rửa sạch (tránh dập nát), để ráo nước, đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 103oC với thời gian 30 giây để diệt men, hong khô ở nơi thoáng .