Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nghiên cứu quá trình phá hủy dây chuyền của khung nhiều tầng bê tông cốt thép liền khối bằng phương pháp phân tích động phi tuyến trình bày: Hệ khung nhiều tầng bê tông cốt thép (BTCT) liền khối có một cột tầng 1 bị phá hủy đột ngột. Để đánh giá hiệu ứng động, giá trị hệ số động K dv được tính toán bằng phương pháp động phi tuyến cho khung với số tầng thay đổi,. . | NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁ HỦY DÂY CHUYỀN CỦA KHUNG NHIỀU TẦNG BÊ TÔNG CỐT THÉP LIỀN KHỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘNG PHI TUYẾN TS. CAO DUY KHÔI Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Khi kết cấu chịu những tác động đặc biệt có thể dẫn đến sụp đổ (phá hủy) dây chuyền, các hiệu ứng động đóng vai trò quan trọng, nhưng chưa được nghiên cứu chi tiết đối với khung nhiều tầng. Đối tượng nghiên cứu của bài báo này là hệ khung nhiều tầng bê tông cốt thép (BTCT) liền khối có một cột tầng 1 bị phá hủy đột ngột. Để đánh giá hiệu ứng động, giá trị hệ số động Kdv được tính toán bằng phương pháp động phi tuyến cho khung với số tầng thay đổi. 1. Giới thiệu Sụp đổ (phá hủy) dây chuyền là hiện tượng một hoặc một vài cấu kiện chịu lực bị phá hủy, dẫn tới các cấu kiện còn lại bị quá tải và tiếp tục bị phá hủy, kết quả là toàn bộ hoặc một phần công trình (với quy mô lớn so với hư hại ban đầu) sụp đổ. Theo các tài liệu hướng dẫn thiết kế chống sụp đổ dây chuyền của Mỹ và Nga [6,7,14,15], một trong những dạng hư hỏng phổ biến trong tính toán chống phá hủy dây chuyền là cột chịu lực của một tầng bị phá hủy đột ngột, làm phát sinh tải trọng động trong khung chịu lực của nhà. Các chuyển vị và biến dạng của kết cấu có thể rất lớn, và như vậy, các phương pháp thông thường của cơ học kết cấu dựa trên giả thiết “biến dạng nhỏ” không thích hợp để áp dụng. Về nguyên tắc, cần giải quyết bài toán động có kể đến phi tuyến hình học và cả phi tuyến vật liệu. Đối với khung một tầng, [3,4] đã giải quyết được bài toán này và đưa ra lời giải đơn giản để áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, khung nhiều tầng có thể ứng xử khác khung một tầng. Trong bài báo trước của tác giả [12] đã trình bày một số kết quả nghiên cứu động lực học tuyến tính quá trình phá hủy dây chuyền của khung nhiều tầng. Trên cơ sở các kết quả đó, trong bài báo này tác giả đã mở rộng bài toán cho trường hợp động phi tuyến, có kể đến khả năng hình thành khớp dẻo và phân bố lại nội lực của kết cấu bê tông cốt thép. 2. Các giả thiết về dữ liệu đầu .