Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chẩn đoán sớm Hội chứng vành cấp (HCVC) là quan trọng trong điều trị và tiên lượng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng. Việc phối hợp IMA và hs-TroponinT có giá trị như thế nào trong chẩn đoán Hội chứng vành cấp không ST chênh lên (HCVCKSTCL)? Mục tiêu: Xác định nồng độ IMA và hsTnT ở bệnh nhân HCVCKSTCL. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu khi phối hợp IMA và hs-TnT trong chẩn đoán HCVCKSTCL. | Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017 VAI TRÒ IMA (Ischemia Modified Albumin) PHỐI HỢP VỚI hs-TROPONIN T (hs-TnT) HUYẾT THANH TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊN Phạm Quang Tuấn1, Nguyễn Tá Đông2, Huỳnh Văn Minh3 (1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế (2) Bệnh viện Trung ương Huế; (3) Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Chẩn đoán sớm Hội chứng vành cấp (HCVC) là quan trọng trong điều trị và tiên lượng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng. Việc phối hợp IMA và hs-TroponinT có giá trị như thế nào trong chẩn đoán Hội chứng vành cấp không ST chênh lên (HCVCKSTCL)? Mục tiêu: Xác định nồng độ IMA và hsTnT ở bệnh nhân HCVCKSTCL. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu khi phối hợp IMA và hs-TnT trong chẩn đoán HCVCKSTCL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 75 bệnh nhân vào Bệnh viện Trung ương Huế với cơn đau thắt ngực, trong đó 37 bệnh nhân được chẩn đoán HCVCKSTCL theo ESC 2015 và 38 bệnh nhân còn lại loại trừ và làm nhóm đối chứng. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chiếu với nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ hs-TroponinT và IMA ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Nồng độ hs-Troponin T 2 lần ở nhóm bệnh nhân HCVCKSTCL cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa ở cả hai thời điểm xét nghiệm (trung vị là 0,065ng/ mL>0,006ng/mL và 0,162ng/mL > 0,0055ng/mL). Nồng độ IMA trung bình 93,49 ± 89,56 IU/mL (trung vị là 58,57IU/mL) ở nhóm HCVCKSTCL cao hơn nhóm đối chứng 15,01 ± 9,87 IU/mL (trung vị là11,735IU/mL) có ý nghĩa thống kê (p 0,014ng/mL và IMA>28,68 IU/ML có độ nhạy 88,9%, độ đặc hiệu 100%, AUC = 0,97, p 0.006ng/ mL and 0.162ng/mL > 0.0055ng/mL). Average IMA concentration in patients group was 93.49± 89.56 IU/ mL (median: 58.57IU/mL) and higher than in the controls group (15.01 ± 9.87 IU/mL) (median:11.735IU/ mL). This difference was statistical significance with p 0.014ng/mL and IMA>28.68 IU/ML, reaching a sensitivity at 88.9% and a specificity at 100%, AUC = 0.97, p 12 .