Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dịch chiết protein từ lá thuốc lá mang các loại kháng nguyên này được sử dụng để đánh giá hoạt tính sinh học bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu. Kết quả cho thấy rằng, dịch chiết protein kháng nguyên (H7pII-ELP)3 là có khả năng gây ngưng kết hồng cầu ở nồng độ protein 94 µg/ml, trong khi đó dịch chiết protein H7-ELP lại không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu tại nồng độ protein đó. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(1): 133-140, 2017 NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN TẠM THỜI CỦA KHÁNG NGUYÊN H7 CỦA VIRUS CÚM A/H7N9 TRONG CÂY THUỐC LÁ (NICOTIANA BENTHAMIANA) BẰNG PHƯƠNG PHÁP AGRO-INFILTRATION Lê Thị Thủy, Lê Thu Ngọc, Hồ Thị Thương, Phạm Bích Ngọc , Lâm Đại Nhân, Chu Hoàng Hà Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: pbngoc@ibt.ac.vn Ngày nhận bài: 30.9.2015 Ngày nhận đăng: 29.11.2016 TÓM TẮT Cúm A/H7N9 là chủng virus cúm gia cầm mới, có khả năng lây bệnh trên người được phát hiện tại Trung Quốc vào năm 2013. Protein bề mặt Hemagglutinin của virus cúm được xem như là mục tiêu hàng đầu dùng để thiết kế vacxin chống lại sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9. Trong nghiên cứu này, đoạn gen mã hóa cho protein H7 của virus cúm A/H7N9 đã được nhân dòng vào 2 vector pRTRA dưới sự điều khiển của promoter CaMV35S để gắn kết ELP, tạo thành 35S-H7-histag-cmyc-ELP-KDEL và 35S-H7pII-histag-cmyc-ELP-KDEL tương ứng khi không có mặt và có mặt trimer motif GCN4. Các cassette này sau đó đã được ghép nối vào vector chuyển gen pCB301 và biến nạp vào A. tumefaciens để chuyển vào lá cây thuốc lá Nicotiana benthamiana bằng phương pháp Agro-infiltration. Kết quả kiểm tra sự biểu hiện protein H7 từ mẫu lá sau 5 ngày biến nạp bằng lai miễn dịch cho thấy có sự biểu hiện thành công của các protein tái tổ hợp H7-ELP và (H7pII-ELP)3. Điều này cho thấy rằng gen mã hóa protein H7 của virus cúm A/H7N9 đã được gắn thành công vào 2 vector chuyển gen và được biểu hiện dưới dạng đơn H7-ELP và dạng ba (H7pII-ELP)3 trong cây thuốc lá N. benthamiana. Dịch chiết protein từ lá thuốc lá mang các loại kháng nguyên này được sử dụng để đánh giá hoạt tính sinh học bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu. Kết quả cho thấy rằng, dịch chiết protein kháng nguyên (H7pII-ELP)3 là có khả năng gây ngưng kết hồng cầu ở nồng độ protein 94 µg/ml, trong khi đó dịch chiết protein H7-ELP lại không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu tại nồng độ protein .