Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án nghiên cứu nhằm nhận diện và khảo sát những ảnh hưởng, dấu ấn của truyện cổ tích dân gian trong các tác phẩm văn học của hai tác giả Tô Hoài và Phạm Hổ; luận án chỉ ra sự sáng tạo, khái quát đặc điểm, phân tích trên hai phương diện nội dung nghệ thuật trong sáng tác của hai tác giả trên đối với thể loại truyện cổ tích viết lại. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Nếu Tô Hoài khai thác lịch sử gắn với màu sắc kì ảo có tính chất huyền thoại thì Phạm Hổ là nhà văn đầu tiên mạnh dạn thể nghiệm con đường sáng tác cổ tích mới cho thiếu nhi. Những tác phẩm của Tô Hoài đạt được thành công nhờ khai thác một cách có hiệu quả các phương tiện nghệ thuật dân gian truyền thống trong quá trình đổi mới, cách tân. Một mặt tác giả đưa những nội dung tư tưởng và thi liệu mới ăn nhập vào tâm tình của công chúng bằng các phương thức thể hiện có dáng dấp truyền thống. Còn đối với Phạm Hổ, truyện cổ tích còn được sáng tạo ở thể loại Kịch. Từ truyền thuyết An Dương Vương, nhà văn Phạm Hổ còn thành công với tập kịch Nàng tiên nhỏ thành ốc gồm 3 vở: nàng tiên nhỏ thành ốc, người gái hầu của Mị Châu, Mị Châu và chiếc áo lông ngỗng. Khác với Tô Hoài khi viết truyện cổ tích thường tạo một giọng kể điềm đạm, bình thản, ung dung của một người lớn đang kể chuyện cho trẻ_Phạm Hổ kể chuyện cho thiếu nhi bằng giọng của một người rất trẻ. Trẻ nhưng không non, bởi bên cạnh giọng kể của một người trẻ là giọng triết lý, suy tư sâu sắc và thấm thía.