Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo giới thiệu sự sai khác về hình thái của Phereima rodericensis (Grube, 1879), loài phân bố phổ biến ở Thừa Thiên-Huế và thường sống chung với P. modigliani nhằm xác định những đặc điểm ổn định dùng trong định loại chúng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 SAI KHÁC VỀ HÌNH THÁI CỦA Phereima rodericensis (Grube, 1879) (HAPLOTAXIDA: MEGASCOLECIDAE) Ở THỪA THIÊN-HUẾ NGUYỄN VĂN THUẬN, LÊ THỊ NHUNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Khi chuyển từ phân loại học cá thể sang phân loại học quần thể, người ta đã đánh giá lại giá trị phân loại học của nhiều đặc điểm hình thái giun đất. Nhiều đặc điểm hình thái được coi là ổn định ở nhiều nhóm động vật (các phần của hệ sinh dục, cơ quan vận chuyển, hệ tiêu hóa ) thì ở giun đất có thể biến đổi trong phạm vi rộng, nhất là những quần thể vượt ra ngoài vùng phân bố gốc của loài đó hoặc những quần thể sống trong môi trường bị ô nhiễm hay môi trường đang bị biến đổi mạnh [4]. Vì vậy việc nghiên cứu sự sai khác về hình thái của các loài giun đất sống trong các môi trường khác nhau để xác định mức độ ổn định của các đặc điểm hình thái dùng trong định loại là cần thiết. Bài báo giới thiệu sự sai khác về hình thái của Phereima rodericensis (Grube, 1879), loài phân bố phổ biến ở Thừa Thiên-Huế và thường sống chung với P. modigliani nhằm xác định những đặc điểm ổn định dùng trong định loại chúng. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Ngành: Giun đốt - Annelida Lớp: Giun ít tơ - Oligochaeta Bộ: Haplotaxida Họ: Megascolecidae Giống: Phereima Loài: Phereima rodericensis (Grube, 1879) Chúng tôi đã phân tích 158 cá thể giun đất (116 cá thể ở vùng đất bị ô nhiễm và 42 cá thể ở vùng đất không bị ô nhiễm) của 18 điểm nghiên cứu thuộc 4 huyện và thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Mẫu được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Mẫu giun đất được thu trong vùng đất bị ô nhiễm (ON) và không bị ô nhiễm (KON), trong các sinh cảnh rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, đồi trọc, vườn nhà, đất trồng cây ngắn ngày, bờ đường, bờ ruộng, bờ sông và trảng cây bụi ở 4 huyện và thành phố của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Mẫu được rửa sạch bằng .