Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày đa dạng thành phần loài của chi Ganoderma ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA CHI Ganoderma Ở VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM NGUYỄN PHƢƠNG ĐẠI NGUYÊN Trường Đại học Tây Nguyên Chi Ganoderm thuộc họ Ganodermataceae sống hoại sinh hay ký sinh trên gỗ hay tàn dư thực vật, vì thế chúng có ý nghĩa quan trọng với vòng tuần hoàn vật chất của tự nhiên. Một số loài nấm thuộc họ này được dùng làm thực phẩm và dược liệu có giá trị. Trên thế giới việc nghiên cứu về nấm lớn nói chung và chi Ganoderma nói riêng đã được thực hiện bởi nhiều tác giả: Iarevskii A. (1913), Khincova S. et al. (1986). Các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của họ nấm Ganodermataceae; Muthelo Vuledzani Gloria (2009) điều tra, mô tả các loài nấm thuộc họ Ganodermataceae ở Nam Phi; Bhosle S, Ranadive K et al, (2010) [1] nghiên cứu tính đa dạng của chi Ganoderma ở Maharashtra Ấn Độ; Stéphane Welti & Courtecuisse Régis, (2010) điều tra thành phần loài họ Ganodermataceae ở vùng phía Tây nước Pháp và Ryvarden L, Johansen, I. (1991, 2000) [7, 8] đã nghiên cứu khá chi tiết về những đặc trưng của họ nấm Ganodermataceae. Tại Việt Nam các công trình nghiên cứu các loài nấm lớn hiện vẫn chưa nhiều và phần lớn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu như Trịnh Tam Kiệt và cộng sự (2012) [4], Lê Xuân Thám (2005, 2009) [6], Ngô Anh (2007), Phan Huy Dục, Ngô Anh (2004),. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào sự đa dạng của khu hệ nấm ở khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Riêng khu vực Tây Nguyên có tác giả Lê Bá Dũng (2003) [1], Nguyễn Phương Đại Nguyên (2013) đã có một số công trình nghiên cứu về nấm lớn, trong đó có chi nấm Ganoderma. Tuy nhiên, việc xác định số lượng loài vẫn chưa được hoàn chỉnh. Đây là công trình nghiên cứu về thành phần loài của chi nấm Ganoderma tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh - Gia Lai góp phần bổ sung tính đa dạng về thành phần loài, đặc điểm sinh thái, sinh lý và ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm thuộc chi Ganoderma