Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành đánh giá hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và hoạt tính gây độc tế bào của 9 cặn chiết metanol tổng thu được từ 9 loài Ardisia thu hái ở Việt Nam. . | TAP CHI 38(1): Hoạt tính kháng nấm,SINH khángHOC khuẩn2016, và gây độc tế75-80 bào DOI: 10.15625/0866-7160/v38n1.6232 HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN VÀ GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI CƠM NGUỘI (Ardisia) Ở VIỆT NAM Trịnh Anh Viên2, Nguyễn Thị Hồng Vân1*, Đỗ Thị Thảo3, Trần Thị Như Hằng1, Nguyễn Anh Tuấn4, Phạm Quốc Long1 1 Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *van762004@yahoo.com 2 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Thanh Hóa 3 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 4 Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Cặn chiết metanol của 9 loài thuộc chi Cơm nguội (Ardisia) có ở Việt Nam đã được sàng lọc về hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào. Kết quả thu được cho thấy, cặn chiết metanol từ lá Cơm nguội thắm, Ardisia incarnata có hoạt tính gây độc tế bào mạnh nhất, có khả năng ức chế cả 5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm với các giá trị IC50 nằm trong khoảng 5,26 đến 8,46 g/ml, đồng thời có hoạt tính ức chế chủng nấm mốc A. niger với giá trị MIC là 200 g/ml. Các cặn chiết metanol từ lá Cơm nguội balansa (A. balansana), Cơm nguội đuôi (A. caudata), Cơm nguội đảo (A. insularis), Cơm nguội nhu nhăn (A. pseudocrispa), Cơm nguội rạng (A. splendens) có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào trung bình. Các cặn chiết metanol từ lá Cơm nguội đốm (A. maculosa), Cơm nguội tsang (A. tsangii) và Cơm nguội anh thảo (A. primulifolia) không thể hiện có hoạt tính gây độc tế bào. Từ khóa: Ardisia, cơm nguội, gây độc tế bào, kháng nấm, kháng khuẩn. MỞ ĐẦU Chi Cơm nguội (Ardisia) thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) phân bố ở các nước ôn đới và nhiệt đới của châu Mỹ, châu Úc và châu Á. Trên thế giới, chi Ardisia có khoảng 400-500 loài, thường là cây bụi và cây gỗ nhỏ [3]. Ở Việt Nam, chi Ardisia có khoảng 98 loài, phân bố rộng trên toàn quốc, nhất là ở các vùng đồng bằng trung du [2, 10]. Chi Ardisia được nghiên cứu từ những năm 1960, Ogawa et .