Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, tác giả chỉ giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng âm hồn ở một số địa phương vùng ven biển và trên đất đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở cấp độ làng xóm để thấy tầm quan trọng của tín ngưỡng này trong đời sống của cộng đồng. | TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÂM HỒN TRONG TÂM THỨC CƯ DÂN VEN BIỂN QUẢNG NGÃI PHẠM TẤN THIÊN* Thờ*cúng âm hồn (cô hồn) là một phong tục khá phổ biến của người Việt vùng ven biển Quảng Ngãi. Biểu hiện qua sự tồn tại nhiều cơ sở thờ tự như nghĩa trủng, nghĩa tự, miếu âm hồn với nghi lễ thờ cúng hàng năm được tổ chức tại các thôn, xã hết sức quy củ và trang nghiêm. Tuy từng vùng có những đặc trưng riêng, nhưng tựu trung lại vẫn là một mẫu số chung. Đó là nét đẹp, tính nhân văn sâu sắc trong tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển Quảng Ngãi. Việc thờ cúng âm hồn của cư dân biển Quảng Ngãi tồn tại ở hai cấp độ: gia đình và làng xóm. Trong bài viết này, tác giả chỉ giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng âm hồn ở một số địa phương vùng ven biển và trên đất đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở cấp độ làng xóm để thấy được tầm quan trọng của tín ngưỡng này trong đời sống của cộng đồng. 1. Vài nét khái quát Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn, cô hồn là một hình thức tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời trong quần chúng nhân dân, nhưng nhờ được sự thừa nhận và có những chính sách rõ ràng về việc cúng tế, thờ phụng, trong các văn bản pháp quy của triều đình phong kiến qua các thời kỳ lịch sử mà tín ngưỡng này được củng cố và duy trì cho đến ngày nay. * Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào nguồn tư liệu cũ để lại, trong số 8 bản hương ước của 8 làng xã tại Quảng Ngãi từ thời phong kiến có thể thấy, hầu như tất cả các bản hương ước này đều có quy định về việc tế tự tại các nghĩa trủng, nghĩa tự. Hương ước làng Thi Phổ Nhì, tổng Lai Đức, phủ Mộ Đức, ghi rõ: Tại mỗi ấp đều có mặt sở ngoại đàng và một nghĩa trủng; mỗi khi tế xuân, thu, tại ngoại đàng thì dâng cúng một con bò hay một con heo phân phối và phẩm vật; tế nghĩa trủng thì dùng heo một con và phẩm vật. Hay bản hương ước ở làng Long Phụng (phủ Mộ Đức) năm Bảo Đại thứ 12 cũng có ghi: Phàm đình chùa trong làng và linh miếu, nghĩa từ trong các ấp, mỗi lệ tam nguyên, ngày tết dùng chè, .