Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức của Phan Bội Châu. Giống như các sĩ phu yêu nước đương thời, ông thấm sâu đạo đức Nho giáo. Như ông tiếp thu một số tư tưởng tiến bộ của thời đại và phát triển hệ thống quan niệm đạo đức lên một trình độ cao hơn, có nội dung tiến bộ hơn. Phan Bội Châu xứng đáng là một nhà đạo đức học tiêu biểu cho lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. | Sự chuyển biến trong quan niệm đạo đức. SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐẦU THẾ KỶ XX TRẦN THỊ HẠNH* Tóm tắt: Bài viết phân tích sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức của Phan Bội Châu. Giống như các sĩ phu yêu nước đương thời, ông thấm sâu đạo đức Nho giáo. Như ông tiếp thu một số tư tưởng tiến bộ của thời đại và phát triển hệ thống quan niệm đạo đức lên một trình độ cao hơn, có nội dung tiến bộ hơn. Phan Bội Châu xứng đáng là một nhà đạo đức học tiêu biểu cho lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Phan Bội Châu, đạo đức, quan niệm đạo đức, lý tưởng đạo đức. 1. Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ ông là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành. Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi Hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên. Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần .