Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của tinh dầu Vetiver nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị thực tiễn của cỏ Vetiver trồng ở Thừa Thiên Huế. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KHẢO SÁT TINH DẦU CỎ VETIVER - VETIVERIA ZIZANIOIDES (L.) Nash Ở THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN MINH TRÍ, NGUYỄN VIỆT THẮNG, PHAN VĂN CƯ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Hiện nay tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong các ĩl nh vực như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. trong đó các nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ trong tự nhiên ngày càng được con người đặc biệt quan tâm và ưa chuộng. Cỏ Vetiver hay còn gọi là cỏ Hương bài hoặc Hương lau đã đư ợc di nhập từ những năm 1980 về trồng rất phổ biến ở nước ta để chống xói mòn, bảo vệ tài nguyên đất. Với đặc điểm là bộ rễ cây có chứa tinh dầu, mùi thơm đặc trưng nên người dân đã s ử dụng rễ của nó làm nguyên liệu trong sản xuất nhang thắp. Trong dân gian thường dùng rễ để nấu nước gội đầu cho thơm, làm mượt tóc, cho lẫn vào tủ sách để chống sâu bọ, hoặc xông khói để trừ côn trùng như gián, muỗi v.v . Ngoài ra có thể dùng rễ nấu nước để tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ [3]. Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của tinh dầu Vetiver nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị thực tiễn của cỏ Vetiver trồng ở Thừa Thiên Huế. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu Bộ rễ cỏ Vetiver - Vetiveria zizanioides (L.) Nash trồng trên đất phù sa ve n sông tại xã Hương Hồ - Thừa Thiên Huế. 2. Phương pháp nghiên cứu Xác định cơ quan chứa tinh dầu: Các vi phẫu thực vật được cắt bằng Microtome; nhuộm màu bằng thuốc nhuộm đặc trưng; quan sát, chụp ảnh bằng kính hiển vi quang học Olympus với độ phóng đại 800 lần và mô tả chi tiết [4, 5]. Xác định hàm lượng tinh dầu: Bằng phương pháp chưng cất lôi kéo hơi nước trên bộ dụng cụ Clevenger với dung dịch nước muối 5% [2]. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Vetiver: Bằng máy sắc ký khí phối phổ (GCMS) trên máy Hewlett Packard 7890, MSD-HD-5973. Cột tách HD-5MS: 30m × 0,25mm ×0,25µm tại Trung tâm Phân tích trường Đại học Khoa học Huế để phân tích thành phần hóa học và .