Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là một cây đại thụ. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016 NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Đặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau 1986 Hoàng Thị Tâm * Tóm tắt: Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là một cây đại thụ. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học. Đặc sắc trong nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài là kiểu người kể chuyện nhân chứng với ngôi kể tôi chủ quan và điểm nhìn khách quan của người trong cuộc. Kiểu kể truyện đó nhấn mạnh những sự kiện bên ngoài, hơn là sự kiện cá nhân, tái hiện lịch sử thông qua những sự kiện và số phận con người trong dòng chảy của nó. Từ khóa: Tô Hoài; tự truyện; Cát bụi chân ai; Chiều chiều. 1. Mở đầu Tô Hoài là nhà văn duy nhất đã xây dựng cho mình một dòng tự truyện riêng không thể lẫn. Tự truyện của ông “là những câu chuyện bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả, có thể gần trọn cuộc đời, có thể thời thơ ấu hoặc thời thanh niên. người kể chuyện trùng với tác giả hoặc nhân vật chính” [6, tr.1905], Cỏ dại, Mùa hạ đến mùa xuân đi (viết từ những năm 1940) Cát bụi chân ai (ra đời 1992), Chiều chiều (ra đời năm 1999) là những tự truyện đích thực. Nhưng khác với tự truyện nói chung (lấy cái tôi vừa làm đối tượng, vừa là mục đích của miêu tả), tự truyện Tô Hoài lấy đời sống, lấy người khác làm “khách thể nhận thức” để qua đó tác giả bộc lộ quan niệm nhân sinh, của mình. Vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu quan niệm Chiều chiều và Cát bụi chân ai là hồi ký. Thực chất, sự phân biệt hồi ký hay tự truyện ở hai tác phẩm này cũng chỉ có tính tương đối bởi quan niệm về cái nhân cách cá nhân - đối tượng của tự truyện còn tùy thuộc vào quan niệm chủ quan của chủ thể và môi trường văn hóa mà họ sống. Với Tô Hoài, nhân cách cá nhân đồng nghĩa với nhân cách một 68 nhà văn. Tự truyện của ông, là câu chuyện về một thái độ đối với sự thật, một trách nhiệm đối với con người và xã hội, không phải chỉ là câu truyện về thế giới nội tâm của .