Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Pháp Loa (1284 - 1330) là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng Già, Diệu pháp liên hoa, Bát nhã ba la mật đa. Bài viết trình bày những nét cơ bản trong cuộc đời và những đóng góp của Pháp Loa đối với Phật giáo Việt Nam đặc biệt với Thiền phái Trúc Lâm. | LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Đóng góp của Pháp Loa đối với Phật giáo Việt Nam Nguyễn Minh Tường* Tóm tắt: Pháp Loa (1284 - 1330) là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng Già, Diệu pháp liên hoa, Bát nhã ba la mật đa. Bài viết trình bày những nét cơ bản trong cuộc đời và những đóng góp của Pháp Loa đối với Phật giáo Việt Nam đặc biệt với Thiền phái Trúc Lâm. Từ khóa: Thiền phái Trúc Lâm; Pháp Loa; Đệ nhị tổ. 1. Mở đầu Pháp Loa Thiền sư (1284 - 1330) là Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Đệ nhất tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308); Đệ tam tổ là Huyền Quang Thiền sư (1254 - 1334). Thiền phái Trúc Lâm được xem là tiếp nối dòng Thiền Yên Tử trước đó. Dòng Thiền Yên Tử là sự hợp nhất của ba dòng Thiền Việt Nam ở thế kỷ XII, đó là dòng Tìniđalưuchi (vào Việt Nam năm 580), Vô Ngô Thông (vào Việt Nam năm 820) và Thảo Đường (vào Việt Nam năm 1069). Năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức xuất gia, vào tu ở núi Yên Tử, tự lấy pháp hiệu là Trúc Lâm đại sĩ, đánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm được xem như là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó, nên có liên quan mật thiết với triều đại nhà Trần (1225 - 1400). Thiền phái Trúc Lâm do Đức vua Trần Nhân Tông sáng lập, là nền Phật giáo nhập thế, liên hệ mật thiết tới chính trị, phong hóa và xã hội. Thiền phái Trúc Lâm mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên hệ thống truyền thừa của Thiền phái này không còn rõ ràng. 64 Pháp Loa Thiền sư, vốn tên là Đồng Kiên Cương, quê ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Thân phụ của Pháp Loa là Đồng Thuần Mậu, thân mẫu là Vũ Từ Cứu. Lúc còn bé, Sư đã có thiên tư dĩnh ngộ, không nói lời ác, không ăn chất