Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sinh năm 1925, học khóa cuối trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Tôn Đức Lượng thuộc thế hệ những họa sỹ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc và chỉ giữ lại cho mình sự an nhiên của người nghệ sỹ. Chỉ với một chiếc bút máy Waterman bẻ cong ngòi, một chiếc xe đạp, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã rong ruổi trên các nẻo đường của miền Bắc, theo chân đoàn thanh niên xung phong vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông đã tái hiện. | Âm thầm chép sử bằng tranh Sinh năm 1925 học khóa cuối trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Tôn Đức Lượng thuộc thế hệ những họa sỹ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài nghiêm túc và chỉ giữ lại cho mình sự an nhiên của người nghệ sỹ. Chỉ với một chiếc bút máy Waterman bẻ cong ngòi một chiếc xe đạp họa sỹ Tôn Đức Lượng đã rong ruổi trên các nẻo đường của miền Bắc theo chân đoàn thanh niên xung phong vào tận Nghệ An Hà Tĩnh. Ông đã tái hiện một phần đời sống đất nước một cách tỉ mỉ chân thực trong những bức tranh những ký họa của mình. Có những chuyến ông đi theo yêu cầu công việc của họa sỹ minh họa trình bày báo. Có những chuyến do ông tự nguyện đi vào thực tế lấy tư liệu sáng tác. Như mùa xuân năm 1967 khi sơ tán cùng gia đình về quê ngoại ở Hải Dương ăn Tết ông đã tranh thủ đến Xí nghiệp mỏ than Cổ Kênh ở huyện Chí Linh để ký họa những hoạt động lao động của công nhân tại khu mỏ. Họa sỹ kể lại rằng khi bắt đầu đến xí nghiệp ông dành riêng vài ngày để ngắm quang cảnh quanh khu mỏ đi xem công nhân lao động quan sát từng động tác làm việc của họ. Sau đó ông mới bắt đầu vẽ. Chiếc bút máy Waterman của Pháp được ông bẻ cong ngòi để tạo ra được nhiều bút pháp .