Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. Vai trò của Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường Từ năm 1986, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh tế đạt được trong những năm qua đã chứng minh tính đ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. Vai trò của Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường Từ năm 1986, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh tế đạt được trong những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương đó. Vì vậy, cơ chế thị trường đã được HP 1992 của nước ta ghi nhận thành nguyên tắc hiến định. Cả lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định rằng nền kinh tế nào cũng cần nêu cao vai trò quản lý của nhà nước. Với bản chất “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ta lại càng to lớn. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp về quan hệ kinh tế, với sự đa dạng về chủ thể, về lợi ích, về hình thức pháp lý, Dù phức tạp thế nào đi nữa, sự quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo một nền kinh tế có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Vì vậy, yêu cầu khách quan do nền kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp luật thể hiện ở mức độ khái quát sau: a) Trong nền kinh tế thị trường văn minh, việc đảm bảo sự thống nhất, hài hoà giữa kinh tế và xã hội là yêu cầu khách quan. Hai mặt này vốn luôn ở trạng thái mâu thuẫn nhau. Trong khi đó, với mục đích nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, bản thân nền kinh tế thị trường không bao hàm trong nó cơ chế bảo đảm các vấn đề xã hội. Sự thống nhất giữa sự phát triển cả kinh tế lẫn xã hội chỉ có thể đạt được bằng sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật. Bởi vì, một trong những giá trị xã hội to lớn của pháp luật là gắn liền với những thuộc tính đặc trưng của đời sống cộng đồng, là “khế ước của cộng đồng”. Thiếu vai trò của pháp luật, không thể có một nền kinh tế thị trường văn minh. b) Nói đến nền kinh tế thị trường là nói đến đa hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tế và đa lợi ích, từ đó, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo bình đẳng và công bằng. Việc đảm bảo bình đẳng và công bằng lại là thiên chức của pháp luật. Quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh sẽ là hình thức nếu thiếu sự quy định của pháp luật, bảo đảm quyền bính dẳng của mọi doanh nghiệp trước pháp luật, trong những hoàn cảnh khác nhau, mọi doanh nghiệp được hưởng những khả năng, điều kiện và cơ hội như nhau, phải ngang quyền với nhau trong quan hệ với nhau, không có sự phân biệt đối xử nào. Trong điều kiện vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, càng cần phải đề cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo sự bình đẳng, nếu không nền kinh tế nước ta rất dễ quay lại với cơ chế cũ: Tập trung quan liêu bao cấp. c) Tự do, năng động, sáng tạo và nhạy bén là những yêu cầu khách quan và là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Nhưng gắn liền với các yếu tố đó là 1CPDC ollege.nguy cơ làm xuất hiện tình trạng vô chính phủ, tùy tiện làm ăn gian lận trong nền kinh tế thị trường. Chúng đặt ra yêu cầu phải đề cao pháp luật để hạn chế và đi đến xoá bỏ tình trạng thiếu lành mạnh đó. Qua nghiên cứu, chúng ta thấy nền kinh tế thị trường Việt nam có những đặc điểm sau: - Nền kinh tế thị trường Việt nam được xây dựng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Nền kinh tế thị trường đối lập với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp và đối lập với cơ chế cấp phát – giao nộp. Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường tuân theo quy luật riêng của nó, đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, Vì vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Hệ thống pháp luật cũ là hệ quả tất yếu của cơ chế cũ, do đó cũng cần phải được thay thế bằng hệ thống pháp luật mới phù hợp. - Nền kinh tế thị trường Việt Nam với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh. Mục đích là nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được vai trò đó, phải làm sao đảm bảo cho thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế, có đủ lực lượng vật chất chi phối thị trường và là tấm gương về năng suất,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.