Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng đều trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện công trình nghiên cứu nhằm vào cái gì? Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Không nằm ngoài cách tiếp cận trên, tác giả xác định mục tiêu của luận án nhằm nâng cao hiệu quả thực thi cơ chế đảm bảo QBC của bị can bị cáo là người CTN. | 1 Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người QCN là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử là một trong những giá trị quý báu nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Những giá trị nền tảng tạo nên QCN là Nhân phẩm - Tự do - Bình đẳng - Nhân đạo -Khoan dung và Trách nhiệm. Đây là những giá trị vốn có ở tất cả các nền văn hóa được quốc tế hóa nhằm bảo vệ nó trong đời sống xã hội. Trong các quyền cơ bản đó QCN trong tố tụng hình sự TTHS trong đó có quyền trẻ em và việc bảo đảm quyền trẻ em là rất quan trọng. Việt Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp CCTP nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa XHCN . Tuy nhiên công tác tư pháp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế vấn đề bảo đảm QCN nhất là quyền bào chữa QBC của bị can bị cáo nói chung và của bị can bị cáo là người chưa thành niên CTN nói riêng còn có hạn chế sai sót. Xét từ góc độ quy định pháp luật Bộ luật TTHS năm 2003 đã dành một chương riêng chương XXXII quy định về thủ tục đối với người CTN. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy những quy định của Bộ luật TTHS 2003 đối với người CTN phạm tội tuy đã tương đối hoàn chỉnh nhưng không khó để nhận thấy tính chưa chặt chẽ chưa đầy đủ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các quy định này. Những bất cập này đã dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan tiến hành tố tụng THTT và người THTT xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN. Với những vấn đề nêu trên quy định của pháp luật TTHS đối với người CTN phạm tội đặt ra những vấn đề cần phải hoàn thiện theo hướng cần thiết phải có những quy định cụ thể chặt chẽ thống nhất hơn nữa trong Bộ luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với bị can bị cáo là người CTN. Về mặt thực tiễn việc khởi tố điều tra truy tố và xét xử đối với những vụ án mà bị can bị cáo là người CTN trong những năm qua cho thấy khi áp dụng những quy định về thủ tục đặc biệt này còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Từ các góc độ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đã nói trên việc nghiên cứu làm sáng tỏ .