Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Một số vấn đề xã hội học về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở Tây Nguyên" trình bày về môi trường văn hóa và vấn đề nâng cao đời sống văn hóa, đời sống kinh tế xã hội của các dân tộc Tây Nguyên và những thách thức của công cuộc phát triển và nâng cao đời sống văn hóa,. | 48 Xã hội học số 4 - 2007 Một số vấn đề xã hội học về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở Tây Nguyên Trương xuân trường I. Dẫn nhập Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một đòi hỏi cấp bách trong chặng đường phát triển mới ở nước ta hiện nay. Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế đất nước luôn phải đi đôi với phát triển văn hoá - xã hội phấn đấu cho một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội cũng như về an ninh quốc phòng của đất nước. Hơn nữa hiện tại đây là vùng tập trung đông nhất khoảng 40 dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy nghiên cứu về Tây Nguyên nhằm nâng cao đời sống văn hoá cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây càng có ý nghĩa cấp bách quan trọng. Bài viết sẽ tập trung vào việc nhận diện từ góc độ xã hội học những đặc điểm nổi bật của đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người sinh sống ở Tây Nguyên qua đó tìm hiểu những thách thức cơ bản đối với hoạt động nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân bản địa góp phần tìm ra những giải pháp những chủ trương sát thực và có hiệu quả. II. Môi trường văn hoá và vấn đề nâng cao đời sống văn hoá Văn hoá là dấu ấn của mọi thể cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần vật chất mọi sản phẩm của thể cộng đồng ấy. Văn hoá là một hiện tượng vừa phổ biến lại vừa mang tính cá biệt. Nó phổ biến với tính cách một đặc điểm chung của loài người bắt gặp ở mọi thể cộng đồng. Còn tính cá biệt là ở chỗ mỗi cộng đồng có một kiểu lựa chọn riêng biểu hiện thành lối sống riêng có tính khu biệt. Nguồn gốc của tính cá biệt chính là do lịch sử hàng ngàn năm trong đời sống vật chất tinh thần và xã hội của các thể cộng đồng. Với tiến trình lịch sử mỗi thể cộng đồng có những lựa chọn và khuynh hướng phát triển khác nhau do những tác động và chi phối của các điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau. Đề cập tới khái niệm môi trường văn hoá và khái niệm xây dựng môi trường văn hoá đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến những khái niệm này. Cụ thể như các công trình Cơ sơ văn hoá Việt Nam của