Những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ải Quốc trong truyện “Vi hành”

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là nhà văn đa phong cách: làm thơ bằng chữ Hán, viết truyện kí bằng tiếng Pháp, văn chính luận, thơ trữ tình... vừa cổ điển, vừa hiện đại, ở lĩnh vực nào cũng có thành tựu xuất sắc.

Trong những tác phẩm viết bằng chữ Pháp, truyện ngắn "Vi hành" là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong những năm hai mươi của thế kỉ XX. khi Người sống và hoạt động cách mạng tại thủ đô Pa-ri nước Pháp.

Năm 1922, tên vua bù nhìn Khải Định được quan thầy đưa sang "mẫu quốc" dự cuộc đấu xảo ở Mác-xây, để lừa bịp dư luận Pháp và thuộc địa về chính sách "khai hóa" của bọn thực dân ở Đông Dương. Cụ Phan Châu Trinh đã viết "Thư thất điều", Nguyễn Ái Quốc viết vở kịch "Con rồng tre" và truyện ngắn "Vi hành" nhằm kết tội và vạch trần chân tướng của tên vua bù nhìn có nhiều hành vi ám muội, vô cùng xấu xa, làm nhục quốc thể.

Cái độc đáo của truyện, trước hết được thể hiện ngay ở cách đặt tên truyện với hàm nghĩa giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. "Vi hành" là cách gọi những cuộc đi kín đáo của các bậc vua chúa ngày xưa. Họ cải trang làm thường dân, đi sâu vào thôn cùng ngõ vắng, xóm chợ nhà quê, để được tận mắt nhìn thấy, tai nghe cuộc sống nhân dân, tìm hiểu nhân tình, để từ đó có chính sách cai trị đúng đắn hơn, ích quốc lợi dân hơn, nhằm thu phục nhân tâm. Các bậc minh quân thánh đế mới vi hành. Nhưng ở đây, tác giả đã lồng cho "Vi hành" một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Kẻ đang vi hành trên thủ đô Pa-ri không phải là một bậc minh quân mà chỉ là một tên tay sai của ngoại bang. Hành động của hắn là lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi !

Những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong "Vi hành" rất độc đáo. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư của tác giả gửi cho cô em họ. Thực ra đây là một truyện hư cấu một trăm phần trăm. Cái tài của tác giả là "bịa" mà như thật, tạo nên sức mạnh nghệ thuật vô cùng lớn lao, đầy sức thuyết phục! Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi những sự lầm lẫn đến tức cười ngày càng tăng. Đôi nam nữ thanh niên Pháp gặp một người da vàng cùng đi trên tàu điện ngầm cứ ngỡ đó là ông vua An Nam chẳng biết một tiếng Tây "bẻ đôi" nào, nên vừa bô bô bàn tán, vừa ngấu nghiến nhìn "với cập mắt ma mãnh, tò mò.,.". Dân chúng Pháp lầm tường những người "mũi tẹt, da vàng, mắt xếch" đang sinh sống trên đất Pháp là vua xứ An Nam, thi nhau nhòm ngó, chỉ trỏ thốt lên bằng những thứ tiếng: "hắn đấy !" hay "xem hắn kìa !". Và đến ngay chính quyền Pháp cùng lẫn lộn, không phân biệt được đâu là Khải Định, đâu là những nhà cách mạng Việt Nam đang bị theo dõi, từ lầm tưởng mà chúng đối xử như với vua An Nam! 'Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp". Vì thế, có lúc tác giả đi dâu một bước đều được Chính phủ "phái tùy tùng đi hộ giá", "bám lấy đế giày" và dính chặt "như hình với bóng".

Sự thật thì chẳng đời nào có chuyện nhầm lẫn như vậy! Tác giả đã khéo "bịa" ra các tình huống như thật để giễu cợt và châm biếm! Nguyên nhân dẫn đến những nhầm lẫn "tai hại" trên là do các cuộc "vi hành" đầy ám muội của Khải Định! Qua cuộc đàm tiếu của đôi trai gái Pháp nọ, độc giả có thể hình dung ra ông vua xứ An Nam với những nét lố bịch đến tức cười! Đấng kim thượng sao chẳng có "long nhan", "ngọc thẻ", trái lại, mặt mũi thì ngây ngô, điệu bộ thì lúng túng, quần áo thì lố lăng, trông chẳng khác nào một thằng "ngợm": "có cái chụp đèn chụp lên cái đầu vấn khan, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn". Với cái mặt "búng như vỏ chanh" nhưng "hắn đeo lên người đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm" làm cho thiên hạ phải "bật cười"\ Thái độ của dân chúng Pháp là khinh bỉ, coi thường hắn. Sự xuất hiện của Khải Định trên đất Pháp chẳng khác nào một thằng hề mạt hạng. "Một anh vua đen" thật đúng lúc, khi mà "cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D vậy". Trong lúc đi xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên còn mất đến nghìn rưỡi phờ răng, nhưng "hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh".

Để cho tác phẩm đạt được hiệu quả châm biếm cao nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xen kẽ các đoạn đối thoại của đôi nam nữ Pháp nọ với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Ngòi bút của tác giả đã "tung hoành" từ chuyện vua Thuấn nước Tàu đến vua Pi-e nước Nga đi vi hành, kẻ thì cải trang thành dân cày, người thì đi làm thợ,... tạo nên những nét vẽ tương phản đế vạch trần bộ mặt đê tiện của tên bù nhìn xứ An Nam.

Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu nghệ thuật, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ, thái độ của mình. Với một cách nói lấp lửng, bán tín, bán nghi: 'Tôi không được rõ...", "Phải chăng ngài...", "Hay là...", giọng văn châm biếm càng trở nên sâu cay. Phải chăng Khái Định vi hành là ngài "muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lêch-.xăng đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu vù được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không ?". Hay là Khải Định vi hành vì "chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé!". Cảnh ăn chơi xa xỉ, lối sống sa đọa, hành vi mờ ám của Khải Định trên đất Pháp đã bị tác giả châm biếm sâu cay! Lối viết ấy, mang tính chất "tiểu phẩm", rất hiểm, một mũi tên bắn ra trúng một lần hai đích. Nghệ thuật châm biếm vừa độc đáo, vừa sâu sắc. Ai đã từng đọc "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc mới thấy rõ giọng văn hóm hỉnh trong "Vi hành".

Sáng tạo độc đáo trong truyện ngắn này còn thể hiện ở cách dẫn chuvện vừa "là lạ", vừa dí dỏm. Không đầy ba trang sách mà tác giả nói được bao điều cần nói. Có cả bức chân dung biếm họa tên vua bù nhìn. Có cả hành tung mờ ám của hắn. Có hình ảnh bọn quan thầy và công chúng Pháp. Lúc nói gần, lúc nói xa xôi bóng gió, lấp lửng..., chơi chơi thế mà sâu cay. Văn viết ngắn gọn hàm chứa nhiều ý nghĩa. Phần cuối, tác giả nói mình đi đâu một nửa bước cũng bị bọn mật thám "bám lấy đế giày", nhưng đã khéo léo, mỉm cười viết: ”... cứ mỗi lần tôi ra khói cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”. Chất hài hước của truyện vừa mang tính sôi nổi phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sác của phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền văn hóa Đông - Tây được kết tinh và thể hiện một cách vô cùng độc đáo trong truyện ngắn "Vi hành". Chỉ tiếc rằng, trong chúng ta còn ít người biết tiếng Pháp để đọc trực tiếp nguyên tác, vì thế mặt cảm thụ văn chương bị hạn chế rất nhiều.

Truyện ngắn “Vi hành" là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén

của ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. Truyện được viết nhằm mục đích chính trị rõ ràng nhưng vẫn là tác phẩm văn chương đích thực! Truyện ngắn "Vi hành" tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác Hồ: giản dị, hàm súc. Trong cuốn "Hoàng Lê nhất thống chí" khi nói về tên việt gian Lê Chiêu Thông, tác giả viết: "Nước Nam ta từ khi có đế vương, chưa có ông vua nào hèn hạ như thế!". Đọc "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, ta cũng nghĩ về Khải Định như vậy. Cho hay sức mạnh của văn chương nghệ thuật là vô cùng to lớn và sâu sác.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.