Có ý kiến cho rằng: "Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn". Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh cho ý kiến trên

Các ý chính:

1. Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân. Thành công của tác phẩm này một phần quyết định là do nhà văn đã sáng tạo được một tình huống độc đáo. Đó là tình huống một anh dân nghèo tên là Tràng, xấu trai? ế vợ lại "nhặt" được vợ trong vụ đói khủng khiếp ở miền Bắc nước ta vào tháng ba năm 1945.

2. Tình huống này đã gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng và cho cả bản thân Tràng nữa, vì hai lí do:

Một là, một người nghèo túng, xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) xưa nay con gái không ai thèm để ý đến, vả lại cũng không có tiền cưới vợ, vậy mà bỗng dưng lấy được vợ, lại là vợ theo hẳn hoi.

Hai là, giữa lúc đói kém này, người như Tràng, đến nuôi thân còn khó lại còn đèo bòng vợ với con.

Cho nên khi Tràng dắt một người đàn bà lạ mặt về nhà, cả xóm ngụ cư đều ngơ ngác, không hiểu thế nào. Họ chưa thể nghĩ đấy là vợ anh ta và anh ta lại dám lấy vợ vào lúc này.

Đây là đoạn đối thoại thì thầm của mấy người trong xóm khi nhìn theo Tràng và người đàn bà lạ:

Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ mả ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:

- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta then thẹn hay đáo để.

- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không?

Họ cùng im lặng".

Bà cụ Tứ, mẹ Tràng, lại còn ngạc nhiên hơn nữa khi trông thấy người đàn bà kia ở trong nhà với con mình: "Quái, saú lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? (...) Sao lại chào mình bằng u? (..) Ai thế nhỉ? (...) Ỏ hay, thế là thế nào nhỉ?".

Đến ngay chính Tràng cũng ngạc nhiên: "Nhìn thị (vợ Tràng) ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ, tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vạ thành chồng".

Thậm chí sáng hôm sau ngày có vợ, anh ta vẫn chưa hết bàng hoàng: "Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải".

3. Đây là một tình huống oái oăm, không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo. Mọi người đều có tâm trạng ấy, từ những người dân xóm ngụ cư đến chính Tràng nữa: "anh chàng cũng chạn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thăn mình củng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng".

Đặc biệt là bà cụ Tứ thì tâm trạng đầy mâu thuần vì "lòng người mẹ nghềo khổ ấy còn hiểu ra biết bao ca sự": một mặt cũng mừng vì dù sao con cũng có vợ, một mặt cũng tủi vì gặp phải lúc đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, đồng thời lại rất lo vì "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?", "Năm này thì đói to dấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

4. Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm của mình.

- Một là, không cần đến những lời kết tội to tát và hùng biện mà tố cáo được tội ác của bọn thực dân phát xít và tay sai của chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Người dân lao động dường như không ai có thể thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống mọi xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng. Người ta có thể có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ. Đúng là "nhặt" được vợ như cách nói của tác giả.

- Hai là, tâm trạng những bà mẹ nghèo thật tội nghiệp. Không ai hiểu con, thương con, lo cho con bằng người mẹ. Nhưng vì nghèo khổ nên thương con mà chẳng làm gì được cho con.

- Ba là, người dân lao động, dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai. Giữa lúc đói kém, vợ chồng Tràng đã lấy nhau là vì thế. Bà cụ Tứ tuy đầy lo âu, nhưng niềm vui vẫn nở trên khuôn mặt. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, bà cụ tin như thế. Và bà cụ trở nên "nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lèn. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước cửa nhà. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẽ, nề nếp thỉ cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấrn khá hơn".
Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.