Đọc hai đoạn thơ dưới và làm theo yêu cầu.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng- Xuân Quỳnh)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên.
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét cơ bản về hai tác giả và tác phẩm:
+ Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ của chị là tiếng lòng của một tầm hồn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. Sóng là thi phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh rất tiêu biêu cho phong cách thơ của chị. Bài thơ được trích trong tập Hoa dọc chiến hào - 1968.
+ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lăng của người trí thức vê đât nước, con người Việt Nam. Đoạn trích Đất Nước trích từ phần đầu chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng.
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
+ Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phái xanh
Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
(Một khúc ca xuân - Tố Hữu)
+ Khát vọng tình yêu lứa đôi và khát vọng về tình yêu đất nước hòa nhập cao đẹp của con người qua hai khổ thơ.
2. Thân bài
2.1. Cảm nhận chung về hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.
- Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt. (Christopher Hoare).
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: yêu và sự hiến dâng (ta không hiểu chữ “hiến dâng” theo nghĩa thông tục). Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng,
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm thìa và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người trong thời đại ấy.
- Nghệ thuật: bài thơ sử dụng thê thơ năm chữ giàu nhịp điệu, âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh.
b. Đoạn thơ trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn của bài thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với non sông đất nước.
- Câu thơ mở đầu được so sánh ngầm. Đất nước được ví như máu xương. Cách ví von ấy thể hiện sự thiêng liêng và niềm tự hào mãnh liệt về đất nước. Đất nước là một phần không thể thiếu trong mỗi con người. Nó là một hồng cầu trong dòng máu Lạc Hồng lưu chuyển dưỡng nuôi sự sống của mọi người.
- Điệp ngữ “phải biết” được nhắc lại hai lần như một mệnh lệnh, nhưng mệnh lệnh này không khô khan cứng nhắc mà lại làm lay động trái tim con người.
+ “Gắn bó” là đoàn kết, đồng lòng; “san sẻ” là chia bùi sẻ ngọt.
+ Hóa thân là sự cống hiển, dâng hiến tuổi trẻ mình cho non sông, đất nước. (Học sinh có thể liên hệ thêm ở bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long,... để làm nổi bật ước nguyện cống hiến).
- Có “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” thì mới làm nên được đất nước muôn đời. Nói một cách khác, để đất nước và non sông mãi mãi trường tồn thì mỗi con người phải biết đoàn kết, san sẻ, hóa thân vì đất nước.
- Nghệ thuật: giọng thơ chính luận; điệp ngữ “phải biết” được nhắc lại hai lần đầy thiêng liêng; ngôn ngữ thơ giản dị như lời nói từ trái tim truyền thông điệp đến trái tim.
2.2. So sánh
- Giống nhau:
+ Tư tưởng của hai đoạn thơ đều là tư tưởng tình yêu và sự hiến dâng.
+ Khát vọng của hai bài thơ đều lớn lao và cao thượng.
- Khác nhau:
+ Sóng là vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi.
+ Đất Nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân của con người đối với Tổ quốc.
+ Sóng được diễn tả bằng thể thơ ngũ ngôn.
+ Đất Nước được diễn tả bằng thể thơ tự do.
3. Kết bài
- Đánh giá chung, khái quát lại vấn đề.
- Nêu cảm xúc của bản thân.