Trong xã hội thời buổi nào cũng vậy, người khôn rất nhiều, nhưng người dại cũng nhan nhản khắp nơi.
Người tài giỏi đức độ, người siêng năng cần cù biết học hành, biết làm ăn tài giỏi, biết sống tốt vời mọi người,... là người khôn. Trái lại, ngu đần dôt nát mà lại kiêu kì, thô lỗ, thì bị đồng loại coi khinh, chê cười và xa lánh. Thật đúng là "Người ba đấng, của ba loài”.
Người khôn có nhiều phẩm chất tốt. Một trong những phẩm chất của người khôn là biết lắng nghe. Ngạn ngữ đã chỉ rõ: "Người khôn là người luôn chịu khó lắng nghe".
Có ham hiểu biết, có ý thức cầu tiến mới luôn chịu khó lắng nghe. Có khiêm tôn, có cảm thấy mình chưa bằng mọi người, mới ra sức học tập điều hay việc tốt của thiên hạ, lúc nào cũng muốn vươn lên đua tranh với mọi người. Có tu thân tích đức, có muôn mang trí tuệ, xây dựng vốn sông, vốn hiển biết thì mới luôn chịu khó lắng nghe.
Lắng nghe điều hay điều tốt, thậm chí lắng nghe cả điều dở của mọi người để học cái khôn, tránh điều dở, điều dại.
Có luôn chịu khó lắng nghe thì mới biết: "Học thầy không tày học hạn"-, mới biết "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Có khôn, có biết chiu khó lắng nghe thì mới biết tránh điều dở, học điều khôn, làm điều tốt, mới có ý thức hăm hở bước vào đời, mới phân biệt được:
"Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn",
hoặc :"Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường lắm kể còn giỏi hơn ta".
Xã hội là một trường học lớn của người khôn. Làm đứa con hiếu thảo, làm học sinh tốt, học sinh giỏi, làm người công dân tốt, làm người sản xuất giỏi,... là người khôn, làm con người có văn hóa. Quá trình phấn đấu, khẳng định tính cách người khôn là cả một quá trình sống đẹp, biết chịu khó lắng nghe. Làm người đã khó, làm người tốt càng khó cho nên bất cứ ai, ở lứa tuổi nào, ở vị thế xã hội nào đều cần phải chịu khó lắng nghe.
Một người con bất hiếu, một học sinh xấu, học sinh cá biệt vì không biết lắng nghe và làm theo lời dạy bảo của bố mẹ, của thầy cô giáo nên mỗi ngày một sa ngã, bất trị.
Những kẻ tham nhũng, ra sức vơ vét tiền của, tài sản của quốc gia để làm giàu, để có nhiều triệu đô tuồn ra nước ngoài; chúng bị nhân dân căm ghét, lên án, coi như dòi bọ. Bọn chúng đâu "dại", mà cực kì ranh ma, quỷ quái! Chúng chẳng bao giờ chịu lắng nghe dư luận của nhân dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, châm biếm về "dại" / "khôn" ở đời:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Kẻ hám danh lợi đâu phải là người khôn? cổ ngữ có câu: "Biết hay mà không tin, gọi là dại; biết dở mà không chừa, gọi là mê!".
Dân gian có nhiều câu tục ngữ nói về người dại, người khôn; mỗi câu là một lời nhận xét, đánh giá, một lời khuyên sâu sắc:
- Người khôn nhọc lọ, đứa dại ăn no lại nằm.
- Người khôn con mắt đen sì / Người dại con mắt nửa chì nửa than.
- Người khôn đón trước rào sau / Để cho người dại biết đâu là dò.
- V.N...
Sống ở đời, ai cũng muốn trở thành người khôn, người tốt. Phải tu dưỡng đạo đức, nhân cách, phải khiêm tốn học hỏi, phải "tỉnh" thì mới nên khôn. Học bao giờ hết, ta càng thâm thìa câu ngạn ngữ: "Người khôn là người luôn chịu khó lắng nghe".