Hãy bàn luận ý kiến sau đây: “Phải biết tự trọng và phải biết tự sỉ nhục mới là con người chân chính”.

Làm người khó hay dễ? Để trở thành một con người chân chính là khó hay dễ?

Có ý kiến cho rằng: “Phải biết tự trọng và phải biết tự sỉ nhục mới là con người chân chính”.

Nghĩa của các từ: tự trọng, sỉ nhục, con người chân chính là thế nào? - Tự trọng là tự mình coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Tự sỉ nhục nghĩa là tự lấy làm xấu xa, nhục nhã, đáng hổ thẹn về nhân cách, về việc làm của mình. Con người chân chính là con người hoàn toàn xứng với tên gọi tốt đẹp, với vị thế của mình. Ví dụ: nhà giáo chân chính, thầy thuốc chân chính, v.v...

Câu nói trên đây chỉ rõ người chân chính phải sống đẹp, phải có lòng tự trọng và tự sỉ nhục.

Tại sao “Phải biết tự trọng và phải biết tự sỉ nhục mới là con người chân chính”?

Lòng tự trọng là đức tính để tu thân tích cực nhất. Người có lòng tự trọng biết tu dưỡng đạo đức, biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. Biết sông thật thà, khiêm tốn, lễ phép. Không khoe khoang. Sông cần kiệm, trong sạch. Lúc nào cũng có ý thức giữ gìn từ lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc đến cử chỉ, việc làm. Sông mực thước, cẩn trọng, không làm mất lòng ai, không làm hại ai. Biết tôn trọng người, kính trọng người, biết san sẻ tình thương, biết cảm thông với mọi người là tự trọng.

Người có lòng tự trọng lại tự biết sỉ nhục. Luôn luôn tự răn mình không được làm bậy, không được sống lèm nhèm, không được làm bất cứ một việc gì thất đức. Nhân vô thập toàn, nên người biết tự sỉ nhục sẽ cảm thấy xấu hổ trước bất cứ một lỗi lầm nào của mình đã gây ra, chân thành sửa chữa, hoặc nhận lỗi, không né tránh theo lối “tranh công, đổ lỗi". Tục ngữ có câu: “Con dại, cái mang”. Người có lòng tự trọng và tự sỉ nhục cảm thấy vô cùng đau đớn, xấu hổ trước những hành vi xấu xa, hư đốn của anh em mình, của con cháu mình. Một vị phụ huynh, nếu có lòng tự trọng thì luôn luôn quan tâm giáo dục, dạy bảo con em mình phấn đâu trở thành con ngoan, trò giỏi, biết lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá về con em mình. Đằng sau các học sinh hư, học sinh cá biệt, các vụ bạo lực học đường, ... ta thường thấy hình ảnh một số “bậc bề trên” thiếu hẳn cái lòng tự trọng và tự sỉ nhục cần có; thậm chí có “vị” đã hùa theo đứa con hư của mình rồi gây ra bao điều phản cảm, gây khó chịu cho nhiều người, gây rắc rối, khó dễ cho nhà trường và thầy cô giáo!

Phải dùng nước sạch để tắm, để vệ sinh răng miệng, để rửa mặt hàng ngày. Phải dùng thuốc để phòng bệnh thì mới giữ gìn được sức khỏe. Lòng tự trọng và tự sỉ nhục như nước sạch, như thuốc quý để làm cho tâm hồn trở nên trong sáng, làm cho tư cách, nhân cách ngày một thêm tốt đẹp, hoàn thiện, để được sông đẹp, để được đồng loại yêu mến, quý trọng.

Con người chân chính là con người có văn hóa, có đạo đức tốt đẹp. Con người chân chính lúc nào cũng sông và đề cao lòng tự trọng và tự sỉ nhục.

Tuổi trẻ cần học tập và noi gương ông bà cha mẹ, thầy cô giáo để tu dưỡng đạo đức, và cần nêu cao lòng tự trọng, biết sống đẹp trước bạn bè. Tự trọng là động lực giúp học sinh vươn lên học giỏi, không hề chịu thua kém ai. Câu “Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li” đã nhắc nhở tuổi trẻ về lòng tự trọng.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.