Văn nghị luận lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích "Truyện Lục Vân Tiên")

I. Giới thiệu một vài nét về Trịnh Hâm, ông Ngư và nghệ thuật được thể hiện trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn”.

1. Trịnh Hâm là một nhà nho, từng đi thi. Hắn đô" kị tài năng với Lục Vân Tiên. Hắn đã hãm hại Vân Tiên một cách nham hiểm dã man. Hắn là một kẻ bất tài, vô hạnh, ác hơn cầm thú.

Đối lập với Trịnh Hâm dã man là những bà con cùng đi thuyền. Họ rất thương xót kẻ bị nạn:

"Trong thuyền ai nấy kêu la,

Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng."

- Con Giao long là một linh vật. Hành động của nó khác nào việc làm của một con người giàu lòng nhân đức, rất thương người, sẵn sàng cứu người gặp nạn:

"Vân Tiên mình lụy giữa dòng,

Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày".

Con Giao long cũng như chuyện Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà sáng mắt ra... đã làm cho "Truyện Lục Vân Tiên" thấm đẫm màu sắc cổ tích thần kì, đồng thời khẳng định một niềm tin thánh thiện.

2. Nhân vật ông Ngư.

- Giàu lòng nhân đức: Cả nhà xúm vào vội vã cứu Lục Vân Tiên: "vớt ngay lên bờ", "sai con vầy lửa" đô"t lửa cho kẻ bị nạn sưởi, rồi "ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày". Vội vàng khẩn trương hết lòng.

- Muốn hết lòng săn sóc cứu giúp người bị nạn. Vật chất, gia cảnh thì "hẩm hút", nhưng ông Ngư lại có một tấm lòng vàng, tỏa sáng nhân nghĩa:

"Ngư rằng: Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui".

Ông Ngư là hình ảnh một hàn nho, một kẻ sĩ sông giữa thời loạn đã lánh đục tìm trong, xa rời và coi thường danh lợi, yêu tự do, yêu thiên nhiên, tâm hồn thanh cao, trong sáng.

3. Về nghệ thuật:

- Ngôn ngữ thơ: đoạn đầu bình dị mộc mạc thể hiện cách ứng xử của người nông dân Nam Bộ. Đoạn cuối giọng thơ thanh thoát nhẹ nhàng, hình tượng ước lệ mà rất đẹp, một vẻ đẹp trang nhã.

- Bút pháp tương phản đặc sắc, làm nổi bật cái ác, cái thiện trong cuộc đời, thể hiện cái tâm tuyệt đẹp của nhà thơ.

- Ông Ngư là một nhân vật đẹp trong "Truyện Lục Vân Tiên" một mẫu người lí tưởng trong thời loạn rất đáng được trân trọng, ngưỡng mộ.

II. Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ "Lục Văn Tiên gặp nạn".

Đoạn thơ "Lục Vân Tiên gặp nạn" một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng "Truyện Lục Vân Tiên" và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đôi với nhân dân giữa thời loạn lạc.

Nhân vật ông Ngư được nói đến trong đoạn thơ thật đẹp; tiêu biểu cho đạo lí của nhân dân ta "Thương người như thể thương thân". Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho ông Ngư một tình cảm nồng hậu biết bao!

Trịnh Hâm là một kẻ độc ác, thâm hiểm, đô' kị tài năng. Hắn đã lừa Vân Tiên lên thuyền (khi chàng đã mù) rồi đẩy xuống sông cho chết. Giữa "đêm khuya lặng lẽ như tờ", hắn đã "ra tay" đẩy Vân Tiên xuống nước, thế nhưng hắn còn xảo quyệt, đạo đức giả cất "tiếng kêu trời". Đối lập với kẻ độc ác ấy, những người cùng đi thuyền đã đau đớn kêu thương:

"Trong thuyền ai nấy kêu la,

Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng".

Thái độ, tình cảm ây biểu thị tình thương người của nhân dân ta như ca dao đã truyền lại: "Thấy người họan nạn thì thương...".

Trời đất cũng không thể phụ một con người tốt đẹp như Vân Tiên. Giao long là một loài thủy quái cũng đã đến cứu người bị nạn:

"Vân Tiên mình lụy giữa dòng,

Giao long dìu đỡ vào tròng bãi rày".

Sự xuất hiện của giao long trong cảnh Vân Tiên gặp nạn tuy có tạo nên màu sắc huyền thọai của truyện thơ, nhưng đã làm nổi bật một sự thật cay đắng ở đời, đó đây có lúc con người còn ác độc hơn cả loài lang sói. Trong tình huống ấy, ông Ngư đã xuất hiện. Người bị nạn đã gặp được người nhân đức:

"Vừa máy trời đã sáng ngày,

Ổng chài xem thấy vớt ngay lên bờ".

Bốn chữ "vớt ngay lên bờ" thể hiện một tinh thần hô'i hả, khẩn trương, kịp thời cứu người chết đuôi. Cả một gia đình xúm vào cứu chữa, săn sóc người bị nạn. Con thì "vầy lửa", đốt lửa lên, sưởi ấm người chết đuôi. Hai vợ chồng, người thì "hơ bụng dạ", người thì "hơ mặt mày" cho Vân Tiên:

"Hối con vầy lửa một giờ,

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày".

"Hối" nghĩa là hốĩ hả, giục giã; each nói biểu cảm dân dã của người nông dân Nam Bộ. Trong văn cảnh, nó thể hiện sự lo lắng cho tính mệnh người bị nạn, biểu lộ tình thương người bao la của ông Ngư.

Vân Tiên hồi tỉnh, Ngư ông đã ân cần "hỏi han", hết lời an ủi, chia sẻ nỗi đau buồn với người gặp nạn. Mặc dù nhà nghèo, nhưng ông Ngư đã chân tình mời Vân Tiên, một người mù lòa, đau khổ ở lại với gia đình ông:

"Ngư rằng: người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút, với già cho vui".

Ở đời, có "một lời nói một đọi máu" (đọi: bát). Có "một câu nói một gói bạc". Câu nói của Ngư ông là một tấm lòng vàng, chan chứa tình nhân đạo.
Cuộc đời Ngư ông là cuộc đời của một con người "lánh đục tìm trong" xa lánh con đường danh lợi, coi trọng tình người, phấn đấu cho lí tưởng nhân nghĩa cao cả: 
"Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây".

Vân Tiên đánh cướp cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga với ý thức: "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Ngư ông cũng vậy: "Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn". Những tấm lòng cao cả ấy đã gặp nhau, họ đã nêu cao tình nhân ái. Và đó cũng là cái lẽ đời: "Ớ hiền thì lại gặp hiền" như một nhà thơ đã nói.

Ngư ông ngoài tình nhân ái mênh mông còn có một tâm hồn thanh cao. Ông đã chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Sông dài biển rộng, trời cao là môi trường thảnh thơi, vui thú của ông. Suốt đêm ngày, năm tháng, ông đã lấy doi, vịnh, chích, đầm, lấy bầu trời, lấy Hàn Giang làm nơi vẫy vùng, tìm nguồn vui sống. Ông đã lấy gió và trăng, con thuyền và dòng sông làm bầu bạn. Ông đã lấy công việc chài lưới để sông cuộc đời thanh bạch. Ngư ông là một con người tự do, thoát vòng danh lợi, thích nhàn. Câu thơ vang lên như một tuyên ngôn đẹp về lẽ sông của một nhà nho, một kẻ sĩ chân chính đang sống giữa thời loạn lạc:

"Rày roi mai vịnh vui vầy,

Ngày kìa hứng gió đém nầy chơi trăng.

(...) Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang".

Đây là những câu thơ hay nhất, đậm đà nhất trong "Truyện Lục Vân Tiên". Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình dào dạt tạo nên sắc điệu thẩm mĩ sáng giá, biểu hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao và phong thái ung dung của Ngư ông.

Cũng như ông Quán, ông Tiều, lão Bà, Tiểu Đồng, nhân vật Ngư ông trong đoạn thơ này vừa là người lao động chất phác, nhân hậu, vừa là hình ảnh một nho sĩ bình dân coi thường danh lợi, giàu lòng nhân nghĩa, yêu tự do và thanh cao. Sông giữa thời loạn lạc, nhân vật Ngư ông cũng là nhân vật lí tưởng phát ngôn lẽ sông và tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đẹp vậy thay một con người:

"Kinh luân đã sẵn trong tay,

Thung dung dưới thế, vui say trong trời".

 

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.