Viết đoạn văn bình luận về quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ sau: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm... - Hời xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"! (“Vội vàng” - Xuân Diệu)

Đề bài:

Viết đoạn văn bình luận về quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếch choáng mùi thơm, cho đà đầy ánh sáng

Cho no nè thanh sắc của thời tươi;

- Hời xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"!

(“Vội vàng” - Xuân Diệu)

Bài làm:

Nhắc đến “Vội vàng”, người ta nhớ đến một bài thơ được coi như lời tuyên ngôn về quan niệm sống đầy tích cực của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, Xuân Diệu. Khát khao sống, khát khao niềm giao cảm với đời, “chàng hoàng tử” của thơ tình ấy đã từng vội vàng:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếch choáng mùi thơm, cho đà đầy ánh sáng

Cho no nè thanh sắc của thời tươi;

- Hời xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"!

(“Vội vàng” - Xuân Diệu)

Có lẽ từ xa đến nay, trước Xuân Diệu, chưa có ai ý thức sâu sắc sự chảy trôi của thời gian và cuống quýt níu giữ lấy nó đến vậy. Nhận thấy thiên đường không phải đâu xa mà ngay dưới mặt đất và vườn trần như một bữa tiệc của hương sắc, nhà thơ khao khát tận hưởng đã đầy khi nó đang xuân sắc nhất. Thế nhưng, “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Thời gian vẫn tuần hoàn, chảy trôi, chỉ có đời người là hữu hạn. Vậy phải làm gì để chạy đua với thời gian và chiến thắng nó? Những ước mơ theo kiểu đòi hài vạn dặm để “đi mau trốn nét, trốn màu” chỉ là trong cổ tích. sống với đời thực, nhà thơ tìm ra một cách đắc dụng nhất là “chiến thắng” thời gian là bằng cường độ sống, khát vọng sống, tận hiến và tận hưởng cuộc sống với tất cả các giác quan, “sống toàn tâm, toàn trí, sôìig toàn hồn”. Đó là cái vội vàng của một người ý thức sâu sắc được cái hữu hạn của đời mình cũng như cái vô hạn của tạo hoá, cái vội vàng của một người coi mình như “bình thu khí muôn hương”, lòng mình như “phân thông vàng” mang tình yêu trang trải khắp thế gian, một quan niệm sống “vội vàng” đầy tiến bộ. Vội vàng trong cảm xúc mãnh liệt, hồn thơ Xuân Diệu đã hoá thân vào ngôn từ cũng như vào trong hình tượng nghệ thuật. Từng làn sóng ngôn từ cộng hưởng, đan xen theo chiều tăng tiến, mỗi lúc một say sưa, càng lúc càng dâng trào. Nếu trước đó, tác giả xưng “Tôi” để bộc bạch, phơi trải, giãi bày với mọi người với cuộc đời thì giờ đây, cái tôi ấy xưng “Ta” như muô'n vượt lên trên tất cả để tự mình đô'i diện với toàn bộ sự sôìig trên trần gian, đô'i tượng cần tận hưởng. Cái vội vàng cuông quýt hiện hình ngay trong lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”. Phải đi thôi khi gió còn đang thổi xanh trời, khi cỏ cây đang tươi tốt và chim ríu rít chuyền cành... Mau đi thôi nếu không khi “mùa ngả chiều hôm” thì mọi thứ cũng sẽ đều biến mất, vẻ đẹp kia sẽ không bao giờ trở lại lần thứ hai... Mạch thơ đang từ băn khoăn, tiếc nuôi, dỗi hờn bỗng bừng lên nhịp sống mới. Câu thơ đột ngột ngắn bất ngờ, được tách riêng ra một dòng: “Ta muốn ôm”. Tất cả mạch ngôn từ phía sau bị chi phối ráo riết bởi nỗi lòng khao khát như tức khắc bật ra này. “Ta muốn ôm”, “ta muốn riết”, “ta muốn say”, “ta muốn thâu”, “ta muốn cắn”, kết cấu ngữ pháp trùng điệp kết hợp với các động thái và cảm xúc tăng tiến làm hiện ra tính cao trào mãnh liệt của cảm xúc. Vội vàng, nhà thơ đưa vòng tay ôm ham hố, vồ vập, mong muốn níu giữ tất cả những màu sắc của mùa xuân bởi vì ông hiểu rằng:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi. Tình non sắp già rồi”

Cái ly cuộc sống ngọt ngào ngát hương thơm, ngập tràn ánh sáng đang mời gọi, thúc giục thi sĩ của mùa xuân khát khao uông cạn. Sự sống đang thời tươi đẹp nhất và “người tình” của sự sống ấy như con ong say mật, lảo đảo giữa phân hương... Xuân Diệu rất sợ già. Với ông, chỉ có tình non mới là tình đẹp, cũng như tuổi xuân mới là cái tuổi đáng để sống, ông không thích người ta gọi mình là “ông” mà phải gọi bằng “anh” và những bài thơ hay nhất của ông cũng là những bài thơ viết về những người trẻ tuổi và tình yêu của họ, về mùa xuân của đất trời và lòng người. Lại mang trong mình nỗi mặc cảm riêng, ông rất sợ cô đơn. sống vội vàng để được tận hưởng cuộc sống đang độ tươi non, sống vội vàng để tràn đầy sự sống lao vào cuộc sống sôi động bên ngoài. Sống vội vàng để thấy mình lúc nào cũng bận rộn, để thấy mình không bao giờ cô đơn. Hiểu được điều này ta càng thây quan niệm sống gấp, sống vội vàng, để toàn tâm, toàn trí toàn hồn cho sự sống của ông tích cực, đáng quí và đáng trân trọng biết bao. Quan niệm ây mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ về ý nghĩa sự sống của chính mình. Hãy sống để mỗi ngày trôi qua thực sự là một món quà của cuộc sống!

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.