Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Ít có nhà văn nào mà hình tượng bóng tối lại đi vào tác phẩm nhiều như Thạch Lam. Có thể đậm nhạt khác nhau, nhưng trong truyện ngắn của ông, từ Nhà mẹ Lê đến Cô hàng xén, Đêm ba mươi tết.. bóng tối ấy đều xuất hiện như những ám ảnh sâu sắc trong người đọc, tiêu biểu nhất là cái bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thành một ấn tượng không thể nào quên.

Đúng vậy, ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại... như một ám ảnh không dứt như trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một “đêm tịch mịch đầy bóng tôi”, ở trong đó, màu đen, bóng tốì bao trùm và ngự trị tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Mệt tiếng trông cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tôi... Cả đoàn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”.. Người đọc cảm nhận đây không chỉ là đêm tối của thiên nhiên, của không gian và thời gian, mà còn là bóng tối của cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện. Một bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng, được vẽ lên bằng những nét bút tinh tế, lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Trong cái phông của khung cảnh bóng tối dầy đặc này, là những mảnh đời của những con người sông trong tăm tối. Họ là những con người bình thường, chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ như một cái bóng, từ hình ảnh mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn đến một gia đình nhà xẩm sông lê la trên mặt đất, cho đến cả những con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh tìm tòi... Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, số phận... nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận của họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sông âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giông như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện. Bóng tối ấy bủa vây kín mít khiến cho ngọn đèn leo lét của hàng nước chị Tí “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” và ánh lửa từ thùng phở bác Siêu cũng chỉ hắt ra một vầng sáng con con. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn chị Tí cứ trở đi trở lại đến bảy lần trong mấy trang truyện ngắn như một biểu tượng đầy ám ảnh về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lét, vô nghĩa giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời. “Ngọn đèn và ánh lửa cuộc đời” ấy thật yếu ớt và tội nghiệp gợi lên niềm xót xa thương cảm trong lòng người đọc trước một cảnh sống mỏi mòn và ngưng đọng. Cảnh phố huyện chiều tối hôm nay cũng giông như hôm qua và sẽ lặp lại trong ngày mai: mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn hàng, bác phở Siêu lại gánh hàng ra và thổi lửa, bác xẩm lại rải chiếu và bày cái thau sắt... Nhịp sông ấy cứ lặp đi lặp lại ngày này sang tháng khác, đơn điệu, uể oải, buồn tẻ.

Và càng đau xót, ám ảnh hơn khi cái bóng tối ấy đã len vào con người, hủy hoại cuộc sống con người, làm cho tâm hồn họ bị chai sạn và xơ cứng. Mà con người đó lại là những em bé mới lớn, còn ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều xuyên thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị” và “chị thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Thạch Lam không miêu tả tỉ mỉ đời sông vật chất của Liên, nhà văn chủ yếu đi sâu thể hiện thế giới tinh thần của nhân vật với nỗi buồn man mác, mơ hồ của một cô bé không còn hoàn toàn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Tác giả gọi “chị” vì quả Liên là một người chị biết quan tâm săn sóc em, biết đảm đang tảo tần thay mẹ, nhưng tâm hồn Liên thì vẫn còn là tâm hồn trẻ dại với những khao khát hồn nhiên, thơ ngây, bình dị. Một tâm hồn như thế mà “buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” thì thật thấm thìa biết bao, đáng cho ta suy nghĩ biết bao về cảnh sông lúc bấy giờ nơi phố huyện.

Liên đã nhìn thấy những con người bé nhỏ, tội nghiệp lầm lũi đi vào bóng tối: mẹ con chị Tí bán hàng nước, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm và bà cụ Thi điên cười sằng sặc... Cuộc đời Liên cùng đã âm thầm đi vào bóng tôì từ lúc nào, cô đã sống trong cái bóng tối dầy đặc của phô' huyện từ bao lâu... mà đến nay, “đêm tối đôl với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”. “Không sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ. Chỉ mấy từ “không sợ nó nữa” mà gợi ra bao liên tưởng. Hẳn là Liên đã từng sợ cái bóng tối dầy đặc đã từng bao vây những ngày đầu mới dọn về đây. Còn bây giờ Liên đã “quen lắm”. Sống mãi trong bóng tối rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta củng quen dần với nỗi khổ. Có một cái gì tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” mà nhà văn dùng ở đây. Người đọc cảm thấy xót xa khi một tâm hồn thơ ngây non trẻ đã bị vùi sâu trong bóng tối của cuộc đời đến mức thành chai sạn. Một câu văn ngắn mà hàm chứa bao ý nghĩa, để lại nhiều dư ba trong lòng độc giả.

Cuối cùng là những con người dường như đã chìm ngập trong cái bóng tối của cuộc đời, không còn biết gì đến ánh sáng nữa như gia đình bác xẩm lê la trên manh chiếu rách và “ngủ gục trong bóng tối tự bao giờ”, như bà cụ Thi lảo đảo đi vào bóng tối và mất hút trong cái bóng tôl ấy. Những người khác còn lại chút ánh sáng thì mong manh, yếu ớt biết bao: ngọn đèn trên chõng hàng nước chị Tí “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, ánh lửa từ thùng phở bác Siêu cũng chỉ hắt ra một vầng sáng con con, còn ngọn đòn của “hai đứa trẻ” chỉ là “những hột sáng lưa thưa lọt qua phên nứa”... Bóng tối đã bủa vây mịt mùng, kín mít, ngự trị lên cuộc đời nghèo nàn, tăm tối của những người dân phố huyện...

Hình tượng bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ chính là hiện thực cuộc đời lúc bấy giờ: cuộc đời của những kiếp người nhỏ bé, vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện, và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Hình tượng bóng tối là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam. Hình tượng nghệ thuật này, gieo vào lòng ta một niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người vô danh, bất hạnh trước Cách mạng. Và hơn bảy thập kỉ qua, nó vẫn là một ám ảnh sâu sắc không thôi đối với nhiều thế hệ người đọc.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.