Hình tượng Tổ quốc trong thơ của các nữ nhà thơ thòi chống Mĩ cứu nước

BÀI LÀM THAM KHẢO

Viết về Tổ quốc là đề tài quen thuộc trong thơ ca từ hàng ngàn năm nay. Hình tượng Tô quốc xuất hiện rất sớm, gắn với sự thành bại của các vương triều qua nhiều thời kì dựng và giữ nước. Trong mọi thời kì văn học, hình tượng Tổ quốc là tượng đài cao đẹp, hùng vĩ nhất, luôn có vị trí đặc biệt trang trọng và thiêng liêng. Tổ quốc lưu danh cùng tên tuổi các vị anh hùng dân tộc và để lại dấu ấn đặc biệt trên văn đàn. Trong văn học trung đại, hình tượng Tổ quốc được tô đậm bởi tên tuổi của Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn, Đặng Dung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... Bị quy định bởi đặc trưng thẩm mĩ của văn học trung đại và ý thức hệ phong kiến, cha ông ta đã gắn Tổ quốc với vua, ngai vàng, thượng đế, thiên thư:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt)

Nguyễn Trãi lại lập luận bằng những lí lẽ sắc bén về các triều vua: "Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập" (Bình Ngô đại cáo) để khẳng định thế đứng của Tổ quốc. Quan niệm về Tổ quốc trong thơ văn các chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX cũng trang trọng hóa bằng hình ảnh: “Một mối xa thư đồ sộ, hai vầng nhật nguyệt chói lòa" (Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu). Cách thể hiện đó của thi pháp thơ cổ đã tạo ra một khoảng cách thiêng để biểu hiện niềm ngưỡng vọng vô biên của con người trước Tổ quốc giang sơn.

Đầu thế kỉ XX, quan niệm về Tổ quốc có những đổi mới khá căn bản. Phan Bội Châu đặt Tổ quốc trong sự gắn bó sâu sắc giữa dân với nước: "Dân là dân nước, nước là nước dân". Trong văn học cách mạng 1930 - 1945, Tổ quốc tồn tại cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Quyết hi sinh phá tan hết gông xiềng Cho Tổ quốc muôn năm độc lập (Quyết hi sinh - Tố Hữu). Sau Cách mạng tháng Tám, Tổ quốc được nhận thức sâu sắc hơn nhờ sự kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống. Có thể nói chưa bao giờ trong thơ ca hình tượng Tổ quốc lại được nhận thức một cách đầy đủ, đa diện vừa mang tính khái quát vừa rất cụ thể:

Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biên

Xanh trời, xanh của những giấc mơ.

(Vui thế hôm nay-Tố Hữu)

Thơ chống Mĩ thoát khỏi hệ thống ước lệ, điển cố, các tác giả đã đưa Tổ quốc về với nhân dân, với cây tre, cây trúc, miếng trầu bà ăn, cái kèo, cái cột trong ngôi nhà ta ở, bình dị thân quen và vô cùng dân dã, sống động, đời thường, Nguyễn Khoa Điềm từng viết:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã cỏ rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với những miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

(Đất Nước - Trích trong Trường ca Mặt đường khát vọng)

Hiểu được ý nghĩa sâu xa của hai tiếng Tổ quốc, thơ nữ cũng bộc lộ một cách nhìn vừa đa dạng, thành tâm, giản dị mà vẫn không kém phần thiêng liêng cao cả. Bằng cảm xúc chân thành, tha thiết, nồng cháy trong chiều sâu suy nghĩ, thơ nữ đã biểu hiện thật phong phú nhiều bình diện về hình tượng Tổ quốc.

Hoà cùng dàn đồng ca thơ đánh Mĩ, các tác giả nữ cảm nhận về Tổ quốc bằng dáng hình mà cha ông để lại cho cháu con là rừng biển, núi non, đất đai, sông suối đã vật thể hóa trên bản đồ. Những nét tượng trưng cao độ cho một hình hài Tổ quốc được thơ nữ nhìn nhận ở phương diện địa lí từ cột mốc biên cương, đất Trường Sa, biên giới biển mênh mang, Pắc Pó, đá Hoàng Sa, cho đến dãy Trường Sơn hùng vĩ; một đất mũi Cà Mau và cà Mặt trời mọc làm chân cột mốc (Lê Thị Mây). Đó là một hình hài chữ S cong cong mang vóc dáng tảo tần của mẹ và vô cùng thân thương đang vươn mình sừng sững uy nghi. Chúng ta cũng từng lặng người đi trước những câu thơ hiện ra vóc hình Tổ quốc dân dã, thân thuộc đến nao lòng. Các chị thốt lên với tất cả niềm ngưỡng vọng vô biên của mình trước cái hình hài ấy:

Ôi! Tổ tiên ngàn đời để lại Một hình hai chữ quê hương.

(Việt Nam một hình chữ s - Hoàng Thị Minh Khanh)

Hay: Từ Bắc đến Nam Như dòng sông hiền hòa Vắng lặng

Tuổi thơ tôi lớn dần theo hình dáng Mẹ

Tôi ngáy thơ học tiếng vỡ lòng

Tình yêu quê hương phù lên trái tim mong manh

Bé bỏng

Khi tôi ê a vần chữ s Chữ s thiêng liêng Chữ s của giống nòi...

(Thương hình chữ s - Đông Quỳnh)

Tổ quốc còn gắn với những con đường, những chuyến phà:

Đường cuộn đường hun hút

Đường sinh đường, chân nối chân, mơ nối giấc mơ

Đường qua làng mang tên làng, đường qua bàn mang tên bản

Đường qua mộ tên đồng đội nâng đỡ bàn chán

Đường luồn qua đém gặp lừa, lira soi qua gian khó

Đường đón giao thừa, thơ Bác đón mùa xuân

Đường đã đưa máu từ trái tỉm Bác nhớ Nam

Đường đã đira máu về Nam từ trái tim Hà Nội.

(Đường Việt Nam - Lê Thị Mây)

Bao nhiêu tên đất, tên làng trên khắp đất nước này:

Khe Hó đông Trường Sơn Đèo Mụ Giạ lật tây Trường Sơn Nguồn son, nguồn trổ Nhũ Phong Nha, động gió...

Thế đấy, biết bao hình ảnh đã đi vào thơ ca bình dị, thân thương. Tổ quốc ấy là con đường và dãy Trường Sơn với những ngày đánh giặc. Tổ quốc hiện hình trong nồi nhớ về Trường Sơn mà thơ các chị biểu hiện với những nét đặc sắc riêng đậm chất nữ tính:

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt bên mưa quây

Em dang tay em xòe tay

Chăng thể nào xua tan mây.

(Sợi nhớ sợi thương - Thuý Bắc)

Con đường Trường Sơn, con đường với những kì tích lịch sử, con đường cách mạng đã nhập thân vào đời sống của một dân tộc gan góc. Con đường này có ý nghĩa sinh tử với vận mệnh của dân tộc. Trong thơ chống Mĩ, Trường Sơn là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là ý chí kiên cường bất khuất, là nghị lực can trường. Dưới con mắt của một thế hệ nữ nhập trận, rừng Trường Sơn là mẹ - Tổ quốc:

Ôi mắt cây mắt mẹ mắt rừng

Sâu hun hút chói bừng trên trán núi

Nắng xế ngày mẹ gập bóng bên con

Tóc con rụng mẹ so vào sợi nhớ

Tay con gầy mẹ đỡ quà gọi xuân.

(Rừng Trường Sơn là mẹ - Lê Thị Mây)

Ta gặp trong thơ nữ niềm ngưỡng vọng, sự trân trọng, lời ngợi ca, lòng tự hào về quê hương đất nước thông qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Tổ quốc còn là thiên nhiên. Tổ quốc đẹp trong vè đẹp của xứ sở lắm nắng nhiều mưa: có gió cát, màu nắng, màu mây, có quả hồng, quả na, cây lựu. cây gạo, có mái phố, dòng sông và cả những chiến hào... Nhưng không giản đơn là thiên nhiên khách quan mà nó còn là điểm tựa tâm hồn, là nguồn thôi thúc khát vọng cảm xúc về Tổ quốc của tác giả. Thiên nhiên cũng có thê là ngôi nhà góc phố, cây đa bến nước, một khung cửa sổ đè lên ký ức tuổi thơ bị bom Mĩ đánh sập,... tất cả như để hun đúc thêm lòng yêu nước, ý chí căm thù trong thơ nữ. Thiên nhiên ấy nói hộ bản chất nữ tính muôn đời của các chị. Mỗi miếng đất cằn cũng là biểu tượng về Tổ quốc và biết bao xương máu của đồng bào ta đã đổ để giành lại.

Đất nước được nhìn nhận trong tính toàn vẹn và trong những chiều dài, rộng của thời gian và không gian. Tổ quốc còn gắn với những vùng quê cụ thể. Không gian không còn rút gọn vào thế giới nội tâm mà trờ thành không gian núi sông, là đồng lúa, là công trường, là hậu phương, là mặt trận, miền xuôi, miền ngược... nối dài rộng trên khắp nẻo đường đất nước. Ngay cả chiếc cầu Hiền Lương cây cầu lịch sử từng chia đôi đất nước để nửa Miền Nam đi trước về sau, cũng trở thành điểm hẹn để các chị nhìn nhận về Tổ quốc. Trong cách nhìn của mình, chiếc câu là hình hài đất nước thân yêu:

Ôi! Hiền Lương, cầu bao nhiêu dong ván

Mỗi dong ván cầu một hình hài đất nước dội bờ sang

(Việt Nam Tổ quốc tôi-Lê Thị Mây)

Tổ quốc hóa thân vào trong hòn đá:

Đá của mành rìu tiên sử

Đá của đôi hoa tai Việt cổ

Đá của coi cùa chày giã gạo củng cơm

Đá chảy từ trong bọc trứng

Âu Cơ Đá tụ hồn người quyết tử.

Và nhà thơ khẳng định đất đá làm nên sông núi và từ đó đất nước ra đời. Mỗi viên đá rải đường cũng hiện hình đất nước, nó thẩm thấu trong mình những địa linh nhân kiệt.Tổ quốc được nhìn từ phương diện lịch sử là chiến công hiển hách ngàn đời nay cha ông ta để lại. Trong thẳm sâu thăng trầm lịch sử với những huyền thoại xa xưa trong tiếng ngựa hí Thánh Gióng nhổ tre ngà quật vào đầu giặc, sâu thẳm trong linh thiêng cõi lòng là âm thanh tiếng thơ Thần vang lên bên bờ sông Như Nguyệt, lay gọi vùng tâm thức mọi thế hệ vẫn là lời thề giết giặc “Sứ/ Thất”, là trống trận Hùng Vương. Tất cả như còn nguyên, rơi vào cõi nhớ, cứ lắng lại và vang mãi một thời không thể nào quên. Tố quốc, hai tiếng thiêng liêng đó mang đầy đủ phẩm chất được hun đúc từ hình ảnh tướng sĩ một lòng phụ tử cùng nhau căm giặc nước thề không cùng sống, từ người lính áo vài theo Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa, từ người nông dân “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” (Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu), rồi anh vệ quốc quân trong thơ chống Pháp cho đến anh giải phóng quân “Hoan hô anh giải phóng quân/ Kính chào con người đẹp nhất/ Lịch sừ hôn anh chàng trai chân đất/ sống hiên ngang bất khuất trên đời” (Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) - con người đẹp nhất thế kỉ XX. Trong lớp trầm tích của bề dày truyền thống Việt Nam còn đọng lại hình ảnh bà Trưng, bà Triệu, Huyền Trân công chúa và vô vàn người mẹ, người phụ nữ Việt Nam cầm súng đánh giặc: chị Sáu, chị Sứ, chị út Tịch, chị Lý, mẹ Suốt, mẹ Tơm,... Nét đẹp đó soi ngắm qua con mắt thế giới nữ trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của Tổ quốc được thai nghén từ quá khứ oai hùng. Ý thức đó hiện nguyên hình trong cách biểu hiện về Tổ quốc. Đường biên của khái niệm này cũng được mở rộng trong từng bước đi lên của dân tộc nối liền mạch giữa quá khứ với hiện tại. Nó như được nhân lên ngàn lần sức lực để xe vượt qua thác dữ sông sâu chi viện cho chiến trường:

Núi Sơn Tinh

Sông Thủy Tỉnh chỗ trong trận Hùng Vương

Xe pháo rầm rì náo nức tiền phương.

(Núi Sơn Tinh - Lê Thị Mây)

Từ phương diện văn hóa, thơ nữ ngợi ca về một nền văn hiến dân tộc có truyền thống từ lâu đời. Niềm tự hào của con cháu Lạc Hồng được thơ nữ chống Mĩ biểu hiện thật rõ nét từ bà Nữ Oa đội đá vá trời, Ầu Cơ sinh dân tộc ta trong bọc trứng và những câu chuyện về Sơn Tinh Thủy Tinh.

Đời Lý, Trần gạch ngói dội non sông

Đời Đỉnh lấp ho chông giặc Bắc

Trăng mài lưỡi kiếm bừng ảnh sảng

Hịch tưởng sĩ vang lên từ Hưng Đạo

Cáo Bình Ngô Nguyễn Trãi khắc lên trời xanh.

(Dòng lịch sử - Phan Thị Thanh Nhàn)

Hình tượng Tổ quốc được khắc họa đậm nét từ bề dày văn hóa, từ những truyền thống đấu tranh dựng và giữ nước của nhân dân. Trong cách ứng xử giàu chất nhân văn, các nhà thơ nữ làm nổi bật Tổ quốc là máu thịt, là hồn thiêng sông núi, là hình tượng cao đẹp nhất trong mỗi con người. Tổ quốc ở quanh ta và ở ngay trong ta, từng len lỏi, chảy trong huyết quản, nhập vào xương tủy, đập nhịp cùng trái tim, trong tiếng cười, giọng nói, trong hơi thở... của mỗi người:

Tổ quốc ở trong lồng ngực tôi đây

Trong hơi thở trong mặn nồng máu thịt

Trong giọng nói trong nụ cười tha thiết

Trong suốt đời cơ cực sướng vui.

(Tổ quốc trong tim tôi - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Tổ quốc trở nên gần gũi, thân quen, máu thịt, Tổ quốc hóa thân trong mỗi con người, đậu vào chiếc khăn trữ tình bay ngang qua nỗi nhớ và rung ngân theo tiếng đàn bầu. Hiện hình qua tiếng đàn, Tổ quốc trở nên ngọt ngào tha thiết chứa đầy âm thanh lảnh lót ngân nga cung bổng cung trầm:

Người đã đàn khi tôi còn bé dại

Để cho tôi tham đến bây giờ

Tiếng đàn da diết xót xa nguồn cội

Tiếng đàn là Tổ quốc trong tôi

(Tiếng đàn Tổ quốc - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Đọc thơ nữ ta thấy Tổ quốc trở nên đẹp, nên thơ như tiếng sáo, như dây đàn và mộng mơ biết nhường nào. Với những tác phẩm: Trường ca Lửa mùa hong áo - Lê Thị Mây, Theo anh vào Trường Sơn — Nguyễn Thị Hồng Ngát, cho con — Lệ Thu, Tổ quốc — Lâm Thị Mỹ Dạ ... niềm tự hào về Tổ quốc như được các chị khắc lên mỗi trang thơ:

Tổ quốc của tôi

Sáng chói không gian, lung linh giữa ánh trời.

(Tổ quốc - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, Tổ quốc còn được thơ nữ tái hiện vừa dung dị yêu thương vừa mượt mà gần gũi rung rinh nhịp đập trái tim đa cảm và đậm đà chiều sâu trí tuệ của nét đẹp tâm hồn nhân cách con người Việt Nam:

Muối mặn ba năm gừng cay chín tháng

Thương cái bờ sông thân cò lặn lội

Yêu tiếng sấm thảng ba lúa chiêm trỗi dậy.

(Điệu hồn dân tộc- Xuân Quỳnh)

Hỡi ai đó trong đời một lần xa Tổ quốc, khi gặp tiếng nói dân tộc mình có phải đã cảm động đến rơi nước mắt? Lưu Quang Vũ cũng từng câm nhận được điều này:

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể

Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tói trong tiếng Việt quay về.

(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

Còn với nhà thơ nữ thì lại là:

Cái tiếng mẹ sao mà tha thiết

Kẻ ríu rít mọi điều với con

Mà nghe như là tiếng há

Ẩy chỉnh là Tô quốc trong tôi.

(Tổ quốc lời mẹ ru - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất và được các nhà thơ nữ tập trung ngợi ca. Tổ quốc là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi hằn in dấu ẩn bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi tổ tiên ngàn đời của cha ông ta nằm lại, nơi ấp ủ dáng lưng còng tảo tần sớm hôm của mẹ, nơi thấm máu đào của bao thế hệ con người Việt Nam, nơi tràn ngập lời ru với cánh cò cánh vạc ôm dãy Trường Sơn mây mù che phủ, nơi biển biếc xanh trong tôm cá rậm rực ngày đêm... Ngay trong lời tâm sự với con nhỏ, người mẹ đã truyền ý chí tự cường, tinh thần tự hào về Tổ quốc cho con:

Khi lịch sử sang trang con vẫn nhìn thấy mẹ

Khi Tẻ quốc gọi tên từng thế hệ

Trong vinh quang con không phải cúi đầu

Ai biết mang niềm kiêu hãnh sâu xa

Sẽ biết sổng làm người xứng đáng.

(Viết cho con - Lệ Thu)

Hình tượng Tổ quốc được kết tụ trong bề dày của truyền thống, văn hóa, của lòng lạc quan, của sức sống kiên gan bền bỉ:

Như Tổ quốc trải nhiều khói lửa

Càng kiên cường rực rỡ đẹp sao!

(Trái tim Tổ quốc - cẩm Lai)

Tổ quốc trải qua biết bao gian lao thử thách, với hạt mồ hôi soi lòng người trung thực và chính cái giọt mồ hôi ấy là Tồ quốc trong tôi. Từ cách suy ngẫm về Tổ quốc, thơ các chị đã làm bật lên sức sống vĩnh hằng trong bất tử:

Hỡi trái đất biếc xanh

Người quay tít tường chừng như quên hết

Bao vết thương trên da thịt của Người

Hãy nhìn vào Tô quốc tôi.

(Hãy nhìn - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Tầm vóc của Tổ quốc được các chị đặt ngang tầm quốc tế vừa lớn lao vừa cao cả. Đất nước, dân tộc được nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại, thời đại, khẳng định sứ mệnh cao cả thiêng liêng nhất. Bài thơ Gửi chị của Việt Anh là lời tâm sự, niềm khát khao được chia sẻ những mất mát đau thương của con người Việt Nam đối với người mẹ, người phụ nữ nước Mĩ:

Trên đất nước này chị đã đi qua

Tội ác nhìn tận đáy

Tôi biết nhiều đêm chị khóc ròng

Đau cho Việt Nam

Nhục cho nước Mĩ

Giọt nước mắt xóa nhòa ngàn hải lỉ

Trong ngời bao lương tâm.

Thông qua lời tâm sự với người phụ nữ Mĩ, với hình tượng con người thấu hiểu cảm thông các chị đã nhấn mạnh trách nhiệm lương tâm của mình đối với Tổ quốc. Đó cũng là lời tổ cáo tội ác giặc, lời khẳng định niềm tự hào về Tổ quốc của tác giả nữ và của cả dân tộc Việt Nam. Việt Nam quê hương chúng tôi được đặt trong mối quan hệ so sánh với đất nước của người bạn Mĩ. Hơn ai hết các chị đã cùng đau nồi đau cùa những con người phía bên kia giới tuyến biết phân biệt thiện - ác, phải - trái, đúng - sai.

Tổ quốc qua cách cảm nhận của các tác giả nữ còn gắn với Đảng và Bác Hồ - người đã tìm đường đi cho dân tộc, tìm lại hình hài của Tổ quốc đã mất trên bản đồ thế giới. Ở đâu trên trái đất này nhắc đến Việt Nam không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh. Mỗi chiến công, mỗi thành quả có được, trong niềm kiêu hãnh tự hào, ta ca vang Việt Nam - Hồ Chí Minh. Đó là tên đất sinh ra nuôi dưỡng một con người anh hùng và con người anh hùng đó lại làm rạng 96 - ThS. Nguyễn Thành Huân
danh cho non sông, cho dân tộc. Hai cái tên hòa làm một để người Việt tự hào với thời đại đánh Mĩ, thời đại Hồ Chí Minh. Đọc thơ các chị ta bắt gặp hình tượng Tổ quốc - Đảng - Bác Hồ quyện hòa vào nhau bô sung trong một khối thống nhất:

Trong ảnh sáng diệu kì, Đảng gọi ta theo

Đường ta đi, gian khổ vẫn còn nhiều

Ôi! Tổ quốc đau thương! Sao yêu Người đến thế.

Ta đã dâng Người cà chặng đường tuôi trẻ

Còn chặng này, Người nhận tiếp Tô quốc ơi!

(Bác là linh hổn của Tổ quốc -Cẩm Lai)

Giọng thơ đầy khẩu khí nhưng không lên gân, các chị nguyện cống hiến tất cả sức lực trí tuệ tình cảm cùa mình cho Tổ quốc.

Tổ quốc còn được nhìn từ một sắc cờ hồng. Đó là biểu tượng cao quý, sự tôn nghiêm, là niềm hãnh diện nhất của con người Việt Nam. Dù ở đâu, mọi người Việt khi nhìn thấy một sắc cờ đỏ thắm máu cha ông đều cảm thấy ấm lòng, đều trồi dậy một tình yêu tha thiết Tổ quốc mình. Ở đây hình tượng Tổ quốc được nhìn từ một ngọn quốc kì đang bay. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ cảm xúc về lịch sử gắn kết với biểu tượng Tổ quốc - Đảng:

Đi trăm nẻo

Cũng bắt đầu từ ngọn

Quốc kì phần phật Đi trăm nẻo

Cũng bẳt đầu từ ngọn cờ búa liềm lớp lớp dấu chân.

(Ngọn cờ Tổ quốc - Lê Thị Mây)

Ngọn cờ búa liềm của Đảng quyện lấy ngọn Quốc kì bay phan phật trong trái tim tác giả nữ và neo đậu mãi trong lòng người đọc. Trong cuộc chiến một mất một còn với giặc, Xuân Quỳnh lại quan niệm tất cả bắt đầu từ những lá cờ:

Cờ đuôi hàng rào dây thép gai

Cờ ngự trên thành phố đố

Lá cờ bay lén trước những sư đoàn

Làng chưa có cây cờ dựng thành hàng

Người đoàn tụ dưới rừng cờ mới mọc

Cờ chiếm lĩnh những đỉnh cao đồi trọc

Cờ tiếp nhau đi suốt dọc đường đi.

(Tổ quốc là ngọn cờ - Xuân Quỳnh)

Lá cờ chính là Tổ quốc, ở đâu có lá cờ bay lên ở đó có đất nước, có con người, dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Làm sao ta có thể hiểu hết cái giá của một sắc cờ bay. Hồn thiêng sông núi được hội tụ trong ngọn Quốc kì. Gắn Tổ quốc với ngọn Quốc kì, các tác giả nữ đã thấu hiểu hết ý nghĩa sự hi sinh mất mát của dân tộc, đưa thơ đến tận cùng nỗi đau cũng như niềm hạnh phúc khi chúng ta giành lại từng tấc đất non sông.

Nhiều nhà thơ đề cập đến Tổ quốc song qua lăng kính tâm hồn, qua điểm nhìn cùa tác già nữ có những nét khác biệt vừa lạ lùng, vừa mang vẻ đẹp giới tính:

Cột mốc biên cương

Không chi xây nên bằng đá

Mỗi nắm đất nơi đây mang hơi thở nghìn trùng

Của lúa khoai

Linh thiêng ngọn lửa

Chợ vừa đông, trường học trẻ thơ

Mỗi cột mốc địa giới bủa sương mờ

Cùa quốc gia nào cũng thế

Không phái hoa

Nhưng ước đẩy những lọ hoa

Nếu hoa hồng

Gai không nờ làm đau bàn tay con trẻ

Mỗi cột mốc Không phái hoa

Nhưng ước đẩy những lọ hoa không dễ vỡ

Những nam đất mang nghìn trùng hơi thở

Của lúa khoai đùm bọc tới bình minh

Trái tim đến với trái tim

Không có hận thù ở giữa.

(Tổ quốc từ những điều bình dị- Lê Thị Mây)

Lê Thị Mây biểu hiện Tổ quốc từ điểm nhìn qua tư thế một "bông hồng "và ước “gai không làm đau bàn tay con trẽ”. Tâm hồn, tình cảm người mẹ, người phụ nữ quyện trong tình đất nước, chan hoà trong tình dân tộc, hiện hình đậm đặc trong từng yếu tố, trong ngôn ngữ, trong hình ảnh, biểu tượng thơ. Nhà thơ liệt kê một loạt các chi tiết để dồn điểm nhấn cho hình ảnh bông hoa hồng đẫm sắc hương - một biểu tượng của tình yêu nhưng gai không làm đau con trẻ. Thế giới bên trong, thế giới nội cảm mang thiên tính nữ là đặc điểm nổi bật để các chị thể hiện hình tượng Tổ quốc. Nét mới trong thơ nữ chống Mĩ khi khai thác các bình diện biểu hiện hình tượng Tổ quốc không chỉ dừng lại ờ sử sách, ở vai trò của người anh hùng mà còn nhấn mạnh vai trò của những con người vô danh, của nhân dân và của cả các thế hệ người phụ nữ Việt Nam.

Trong mạch cảm hứng chung về Tổ quốc với niềm tự hào cất cao tiếng hát ngợi ca, mỗi nhà thơ nữ đã tìm cho mình một tiếng nói riêng, một cách thể hiện độc đáo. Nếu ở Xuân Quỳnh, Việt Anh, Tổ quốc là người mẹ lớn gồng gánh đau thương mất mát qua chiến tranh và sẵn sàng chiến đấu, dồn căm thù lên đầu súng thì ở Lê Thị Mây Tổ quốc được nhìn từ phương diện địa lí, văn hóa và những trang sừ hào hùng từng ghi danh các anh hùng dân tộc trong đó có vô vàn người mẹ, người chị. Ở Ý Nhi, Hoàng Thị Minh Khanh, Tổ quốc được hiện hình dọc qua những miền quê từ Bắc chí Nam (Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đông Hà, Huế, Quảng Nam, Nha Trang, Nam Bộ, Sài Gòn...). Còn ở Trần Thị Mỹ Hạnh Tổ quốc in đậm với vùng mỏ miên Trung du mà trong đó có không ít sức lực trí tuệ của những người phụ nữ làm nên.

Tình yêu Tổ quốc đặt ra trách nhiệm cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ nghĩa vụ chiến đấu, bào vệ và dựng xây. Niềm kiêu hãnh sâu xa của thế hệ đánh Mĩ được kết tinh từ dòng sữa ngọt ngào của truyền thống và đạt đến đỉnh cao của tầm thời đại. Đã hiện hữu trong hình tượng To quốc qua thơ các chị là lịch sử oai hùng thấm đẫm màu máu cha anh. Quá khứ là nền tảng để nâng lên tầm cao cho hiện tại cũng là cách nhận thức mới trong quan niệm về Tổ quốc của thơ nữ thời chống Mĩ.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.