Bình giảng đoạn thơ sau trong Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu, làm rõ thái độ cảm thông, trân trọng với đại thi hào: Tiếng thơ ai động đất trời. Nghe như non nước vọng lời ngàn thu. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du. Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Tháng 10 và tháng 11 - 1965, nhà thơ Tố Hữu có chuyến đi vào các tỉnh miền Trung. Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm được một chùm thơ giàu tính thời sự, in đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu. Cũng trong chuyến đi, nhà thơ qua quê hương Nguyễn Du vào dịp Đảng - Nhà nước ta cũng như Hội đồng Hòa bình Thế giới long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 200 ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du (1776 - 1965). Xúc động, kính trọng, thương nhớ cụ Nguyễn Tiên Điền, hồn thơ Tố Hữu liền cất cánh. Thế là bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du được sáng tác. Bài thơ được đưa vào tập Ra trận (1972).

2. Thân bài

a. Câu 1: Tiếng thơ ai động đất trời

Tố Hữu cảm nhận thơ Nguyễn Du (ở kiệt tác Truyện Kiều) trong một tương quan đặc biệt. Thơ Nguyễn Du không chỉ tác động đến cả đất trời mênh mông. Từ “động” được Tố Hữu dùng rất điêu luyện, làm tăng hiệu quả nghệ thuật của lời thơ.

Chỉ một tiếng thơ của cá nhân “ai” đó, vậy mà có thể làm “động” đến cả trời đất. Cách đánh giá như thế là rất cao.

b. Câu 2: Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Bằng nghệ thuật so sánh tu từ, nhân hóa tu từ, nhân hoa tu từ, đối ngữ tương hỗ. Tô Hữu khẳng định rằng Truyện Kiều đã hòa vào và sẽ trường tồn trong sự trường tồn của núi sông này.

c. Câu 3: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh Nguyễn Du muốn hậu thế 300 năm lẻ nữa, người đời có sự cảm thông, chia sẻ với mình nhưng Tố Hữu khẳng định “nghìn năm sau” - tức là không phải chỉ có 300 năm lẻ, đây là một sự khẳng định thật dứt khoát và xác đáng.

Ở câu thơ này, chúng ta còn thấy Tố Hữu có một sự dụng công nghệ thuật tuy không lớn lắm về phương diện chắt lọc từ. Nhà thơ dùng phép thế đổng nghĩa “nghìn năm” (ở câu 3) để thay thế cho “ngàn thu” ( câu 2) tránh sự lặp lại về từ nhưng lại làm nảy nở nghệ thuật tinh lọc từ.

d. Câu 4: Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

“Tiếng thương” là tiếng nói của tình thương, tiếng chở tình thương, tiếng nói của chủ nghĩa bao la, tiếng phê phán những thái độ phong kiến chà đạp con người, tiếng nói đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục. Tiếng thơ ấy tiêu biểu hơn cả chính là “tiếng mẹ ru hời”, chăm sóc con thơ, vỗ về con thơ đi vào giấc ngủ yên bình. Chính Truyện Kiều đã phát ra một tiếng thương, một tiếng kêu mới về một nỗi đau đến đứt ruột, đã khơi gợi được những nỗi niềm đồng cảm của những bà mẹ Việt Nam trong xã hội.

3. Kết bàỉ

Bốn câu thơ trích trên là kết tinh nghệ thuật của bài thơ.

B. BÀI LÀM

Tháng 10 và tháng 11 - 1965, nhà thơ Tố Hữu có chuyến đi vào các tỉnh miền Trung. Thời điểm này, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đã lan rộng và vùng khu IV (cũ) từ Thanh Hóa đến Quàng Bình trở thành tuyến lửa ác liệt. Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm được một chùm thơ giàu tính thời sự, in đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu. Cũng trong chuyến đi, nhà thơ qua quê hương Nguyễn Du vào dịp Đảng - Nhà nước ta cũng như Hội đồng Hòa bình Thế giới long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 200 ngày sinh của Đại thi hào Nguyền Du (1776 - 1965). Quá xúc động, kính trọng, thương nhớ cụ Nguyễn Tiên Điền, hồn thơ Tố Hữu liền cất cánh. Thế là bài thơ Kính cụ Nguyễn Du được sáng tác. Bài thơ được đưa vào tập Ra trận (1972). Đây là bốn câu thư sâu sắc của bài thơ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Bốn câu thơ trên thuộc đoạn sáu của bài thơ dài 34 câu (gồm hai câu mở đầu, hai câu kết thúc, đoạn giữa chia làm năm đoạn nhỏ, mồi đoạn đều đặn sáu câu). Đoạn 1 gồm hai câu mở đầu ngắn gọn, đưa thẳng độc giả vào không khí thời đại Nguyễn Du. Đoạn 2 là sự thương cảm với cảnh ngộ, số phận của Thúy Kiều và Nguyễn Du. Đoạn 3 - 4 là sự cảm nhận sâu sắc và thấm thía nhất của Tố Hữu và lòng thương người, tình đời của đại thi hào. Đoạn 5, từ Kiều, Tố Hữu liên hệ đến xã hội, đến thế giới ngày nay. Đoạn 6 là cái nhìn tổng kết sự nghiệp văn học và tâm hồn lớn của Nguyễn Du đối với thời đại ngày nay. Qua những sự đánh giá cao tột bậc lời thơ của đại thi hào nhà thơ, cách mạng bày tỏ thái độ rất mực cảm thông hết sức trân trọng của mình đối với thiên tài thi ca dân tộc ta. Hai câu kết là tiếng trống trận ra quân chống xâm lược ngày nay như dội về từ thời đại Nguyễn Du.

Bây giờ chúng ta hãy thưởng thức câu thứ nhất của đoạn 6:

Tiếng thơ ai động đất trời

Tố Hữu cảm nhận thấy thơ Nguyễn Du (ở kiệt tác Truyện Kiều)  trong một tương quan đặc biệt. Thơ Nguyễn Du không chỉ tác động đến cả đất trời mênh mông. Từ “động” được Tố Hữu dùng rất điêu luyện, làm tăng hiệu quả nghệ thuật biểu cảm của lời thơ. Từ “động” có các nghĩa (1) chuyển bay, nhúc nhích; (2) dính tới, sờ tới; (3) vừa mới, thoạt mới. Ở đây, “động” được hiểu theo nghĩa (1): chính đất trời dường như cũng xao xuyến, nao lòng. Chỉ một tiếng thơ của cá nhân “ai” đó, vậy mà có thể làm “động” đến cả trời đất. Cách đánh giá như thế là rất cao.

Thật vậy, Truyện Kiều có sức mạnh lay động cả “đất trời” vì tác phẩm đã đề cập tới những vấn đề sâu sắc nhất của thân phận con người. Một chủ đề khá lớn trong Truyện Kiều là nỗi oan khuất của con người trong lồng xã hội phong kiến bất công, phi nghĩa. Một nỗi oan khuất đã xô đẩy nàng Kiều tài sắc, nết na, đức hạnh vẹn toàn vào kiếp hoa trôi bèo dạt. Nàng phải trải qua 15 năm lưu lạc với biết bao đau khổ, dày vò, xót xa, tủi nhục. Nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét rằng trong Truyện Kiều chữ “oan” xuất hiện với một tầng số khá lớn:

- Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây

- Oan này có một kêu trời nhưng xa

- Tiếng oan những muốn vạch trời kêu lên

- Một nhà để chị riêng oan một mình

Câu thứ hai: Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Sự cảm nhận và đánh giá tiếng thơ của Nguyễn Du còn cao hơn nữa. Tiếng thơ ấy không còn là cá nhân thi sĩ mà là lời “non nước”. “Nước non” đã “vọng lời” lên qua tiếng thơ của Nguyễn Du. “Non nước” - phạm trù không gian, một không gian vô cùng “Ngàn - phạm trù thời gian, một thời gian vô tận. Vậy nên bằng nghệ thuật so sánh, tu từ, nhân hóa tu từ, đôi ngữ tương hỗ, Tố Hữu khẳng định rằng Truyện Kiều đã hòa mình vào và sẽ trường tồn trong sự trường tồn của núi sông này.

Câu thứ ba: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du muốn hậu thế 300 năm lẻ nữa, người đời có sự cảm thông chia sẻ với mình:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Nhưng Tố Hữu đã khẳng định “nghìn năm sau” - tức là không phải chỉ có 300 năm lẻ, đây là một sự khẳng định thật dứt khoát và xác đáng. Ngoài ra ở câu thơ này, chúng ta còn thấy Tố Hữu có một dụng công nghệ thuật tuy không lớn lắm về phương diện chắt lọc từ. Nhà thơ dùng phép thế đồng nghĩa “nghìn năm” (ở câu 3) đề thay thế cho “ngàn thu” (ở câu 2), tránh sự lập lại về từ nhưng lại làm nảy nở nghệ thuật tinh lọc từ. “Ngàn thu” là muôn đời, mãi mãi về sau - đó là tiếng ngân vang, tiếng dội, tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại. Còn “nghìn năm” cũng là thời gian dài - đó là sự luân chuyển, nối liền xưa với nay, nối liền hiện tại với tương lai, gắn tư tưởng của cha ông với tinh thần của thời dại mới.

Câu thứ tư: Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

"Tiếng thương” là tiếng nói của tình thương, tiếng chở của tình thương, tiếng nói của chủ nghĩa nhân đạo bao la, tiếng phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người, tiếng nói đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục. Tiếng thơ ấy tiêu biểu chính là “tiếng mẹ hời”, chăm sóc con thơ, vỗ về con thơ đi vào giấc ngủ yên bình. Chính Truyện Kiều đã phát ra một tiếng thương, một tiếng kêu mới về một nỗi đau đứt ruột, đã khơi gợi những nỗi niềm đồng cảm của những bà mẹ Việt Nam trong xã hội xưa.

Tóm lại, bốn câu thơ trích trên là kết tinh nghệ thuật của bài thơ. Về nội dung, cả bốn câu có sự tăng tiến về cấp độ. Mở đầu là “tiếng thơ ai” làm “động” cả đất trời rồi trở thành “lời ngàn thu”, “lời non nước”. Chưa đủ nó thành “ tiếng hương” và cuối cùng là “tiếng mẹ ru”. Điều đó chứng tỏ, theo Tố Hữu, thơ Nguyền Du, nhất là Truyện Kiểu đã đập vào nguồn mạch văn hóa, đời sống tình cảm của cả cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy có thể nói Tố Hữu - nhà thơ cách mạng - đã có thái độ “rất mực cảm thông, hết sức trân trọng” đối với Đại thi hào dân tộc. Về nghệ thuật, thiên tài Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng thể thơ lục bát dậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Kế tục và phát huy truyền thông của cha ông. Tố Hữu cũng dùng thể thơ ấy để viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, có yếu tố “tập Kiều” và đã nói rằng chính ngôn ngữ Nguyễn Du. Vì thế, âm điệu thơ trở nên trang trọng, cổ điển, khí thơ đượm một vẻ Truyện Kiều. Có thê nói, Tố Hữu đã huy động được Nguyễn Du và Truyện Kiều vào cuộc kháng chiến chống Mĩ giải phóng quê hương.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.