Bác Hồ từng căn dặn thiếu niên nhi đồng:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
Tại sao ngoài việc ăn, ngủ những nhu cầu tất yếu của mỗi con người với người trẻ tuổi còn cần “biết học hành” mới ‘‘là ngoan”? Bởi nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Công việc học tập vô cùng quan trọng đổì với mỗi con người. Học tập cho ta tri thức, cho ta những hiếu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Kiến thức tự nhiên cho ta công cụ để' cải tạo và chinh phục tự nhiên, từ đó làm ra của cải vật chất nuôi sống con người. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao: lúa ngô lớn nhanh nhiều hạt, gà vịt trâu bò cho nhiều thịt,... Những hiểu biết về vật lí giúp tạ ứng đụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộcsống: điện, năng lượng gió - mặt trời,... Kiến thức xã hội lại giủp ta sống hòa nhập với cộng đồng, biết cách ứng xử có văn hóa, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Từ đó, được mọi người yêu quý, tôn trọng, xây dựng được vị thế của bản thân trong xã hội.
Khi còn trẻ, ta có rất nhiều điều kiện tốì ưu để học tập.
Trước hết, khi đó đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thế tiếp thu được nhiều kiến thức. Khi trẻ, não bộ của ta giống như miếng mút lớn, còn tri thức nhân loại như nước biển mênh mông. Tuổi trẻ có khả năng thẩm thấu rất nhanh những điều được biết, được học. Điều này khi về già ta không thế có ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não không phát triền nữa mà đang trên đà lão hóa. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy, khi tuổi trẻ qua đi cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều.
Không chỉ vậy, khi còn trẻ, ta được gia đình,, xã hội tạo điều kiện tối đa về thời gian, tiền bạc, tinh thần để học tập. Cha mẹ giúp ta không phải lo lắng về kinh tế, về các công việc nhà, cho ta rất nhiều thời gian để học tập. Quả thật, trẻ em chỉ có “ăn, ngủ” và “học hành”. Không chỉ vậy, Nhà nước còn đầu tư tối đa cho giáo dục: đi học không phải mất học phí, bạn nào học giỏi còn được học bống, phần thưởng, giấy khen,... Cả nước rộ lên nhiều cuộc thi tài, nhiều quỹ khuyến học,... Tất cả những điều đó là động lực rất lớn động viên học sinh học tập tốt. Khi tuổi trẻ đã qua đi, chúng ta phải lo đến chuyện gia đình, lo đến cơm áo gạo tiền,... chẳng còn thời gian cho học tập.
Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn nhiều điều kiện đế học tập nữa. Những hạn chế đó dẫn đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Ngu dốt lại điều khiến ta đi theo con đường mòn. Làm cho ta không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người làm mình trở thành ngườỉ cổ hủ, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có rất nhiều thanh niên bỏ nhà đi đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Đất nước ta còn nghèo, nền kinh tế của đất nước ta đang bị những người ngu dot, không hiểu biết dập tắt, đưa đất nước đi thụt lùi... Rõ ràng, những người không chịu khó học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.
Vẫn biết học tập là công việc suốt đời của mỗi con người, như Lê - nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Song tuổi trẻ chính là thời điểm quan trọng nhất giúp con người học tập một cách tốt nhất, đây là giai đoạn nền tảng có tính chất cơ bản giúp ta bước chân vào thế giới loài người. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì Ịớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Kè cả việc tiếp tục học tập. Bởi thế, giờ đây khi còn trẻ, tất cả học sinh chúng ta hãy cùng chăm chỉ, học hành tiến tới để khi lớn lên trở thành những công dân có ích có thể nuôi sống chính bản thân mình và góp phần phát triển xã hội.