Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào, nhân dân luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức của con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong những chuẩn mực, đó trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
Đức tính trung thực có những biểu hiện vô cùng đa dạng. Riêng đốì với người học sinh, trung thực được thể hiện trong nhà trường, trong gia đình. Một học sinh có đức tính trung thực thì không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ. Người bán trả lại thừa tiền cho ta thì với người trung thực, ta luôn trá lại số tiền thừa ra đó. Ra ngoài đường, thấy người khác đánh rơi đồ thì luôn tìm cách trả lại. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giá, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.
Trung thực vốn là một đức tính truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức. Bởi đã là học sinh thì bất cứ ai cũng có những điểm kém, điếm xấu, bị phê bình. Nhưng trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm đó thì thầy cô, bạn bè, cha mẹ mới có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt hơn, kiến thức dần đầy đù. Trung thực trong kinh doanh thì sẽ đem lại uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi. Hay bất cứ ở đâu, có đức tính trung thực thì con người ta sẽ được mọi người nhìn lại với con mắt thiện cảm, kính trọng. Nói tóm lại, một xã hội mà mỗi con người đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ trở nên trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực ta lại không thường thấy ớ một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kỳ thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thế tưởng tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước "phát triển" đến thế nào? Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh đạo các cơ quan đã "rút ruột" các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nồi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh hưởng từ nhộ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống.
Cũng may mắn rang đó chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh", chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đức tính trung thực còn có ở ngày nay chính là do bề dày truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Rồi nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục sâu sắc trong nhà trường mà đức tính trung thực vẫn còn được gìn giữ. Có đức tính trung thực trong mỗi một con người thì xã hội ngày càng trở nên văn minh, con người càng phát triển; còn thiếu sự trung thực sẽ chỉ làm cho xã hội thụt lùi đi so với sự phát triển của nhân loại cùng với những hậu quả khôn lường.
Có lẽ cũng chính vì vậy mà từ lâu, nhân dân ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chúng ta cần ngày càng phát huy đức tính truyền thống này ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời phải đẩy lùi, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của việc thiếu trung thực trong đời sống.
Gìn giữ, phát huy truyền thống vốn có của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mồi học sinh trong chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tin rằng, nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân chúng ta và cả xã hội.