Trong văn trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc hơn cả. Ông để lại khối lượng văn chính luận khá đồ sộ, trong đó Bình Ngô đại cáo được coi là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta.
.Có thể hiểu “thiên cổ hùng văn” là áng văn hào hùng muôn đời. Trước Nguyễn Trãi, thời Lí Trần đã có những áng văn chính luận nổi tiếng như Chiểu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). Nhưng chỉ đến Bình Ngô đại cáo, tính chất hùng ca mới được thể hiện một cách toàn diện từ nội dung tư tưởng đến các hình thức nghệ thuật. Âm hưởng hùng tráng của sáng tác được khởi đầu từ chính nhan đề Bình Ngô dại cáo. Đại cáo không phải là bài cáo thông thường mà là bài cáo mang tính chất quốc gia trọng đại. Bỉnh Ngô đại cáo là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tính chất hùng tráng còn được thể hiện trong qui mô, bố cục của bài cáo. Dễ dàng nhận thấy Bỉnh Ngô đại cáo là áng văn dài, nội dung lớn, được chia làm bốn đoạn được đánh số như trong văn bản, mỗi đoạn đều có trọng tâm. Đoạn thứ nhất khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của dân tộc; đoạn thứ hai tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh; đoạn thứ ba kể lại diễn biến cuộc chiến từ mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước; đoạn thứ tư tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử.
Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn” còn bởi nó chứa đựng một tư tưởng lớn lao của Nguyễn Trãi. Xuyên suốt chiều dài tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là yên dân, giúp dân trừ bạo, nhân nghĩa là chông xâm lược. Đạo quân vì dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng chính là đạo quân nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo...
Trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã phơi bày tội ác của các thế lực phản động và bè lũ xâm lược:
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Chắc hẳn khi viết những dòng văn này, Nguyễn Trãi phải đau đớn và căm phẫn lắm! Tấm lòng nhân nghĩa của ông không thể dung thứ cho tội ác tày trời của quân giặc cũng như không thể thờ ơ trước tình cảnh muôn dân bị đày đoạ khủng khiếp như thế. Và càng xót thương muôn dân bao nhiêu, con người ấy lại càng mài sắc ý chí đấu tranh tiêu diệt quân xâm lược bấy nhiêu. Lúc này, nhân nghĩa trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của đội quân điếu phạt:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Chiến đấu vì đại nghĩa nên đạo quân Lam Sơn luôn là đạo quân bách chiến bách thắng. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn là sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa hợp nhất với sức mạnh của lòng yêu nước. Thế cho nên, hai lần cất quân xâm lược nước ta cũng là hai lần giặc Minh nhận những đòn thua thảm bại:
Cứu binh hai đạo tan tành quay gót chẳng kịp;
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;
Trước sự cầu xin tha tội của quân giặc, quân ta cũng không truy sát đến cùng mà thể lòng trời (...) mở đường hiếu sinh. Thực chất, hành động nhân nghĩa đó còn có cội nguồn từ suy nghĩ để. dân được nghỉ ngơi dưỡng sức: Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Như vậy, nhân dân là động lực, là sức mạnh, là đích đến của cuộc chiến và nhân nghĩa chính là tư tưởng bao trùm lên toàn bộ động lực, sức mạnh, mục đích đó. Có thể nói cả bài cáo là khúc ca hùng tráng về tư tưởng nhân nghĩa.
Tính chất hoành tráng không chỉ được biểu hiện trong tư tưởng lớn lao đó mà còn được thể hiện đậm nét trong nghệ thuật đậm chất anh hùng ca của bài cáo.
Trong bài cáo, Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm bút pháp anh hùng ca.
Chiến thắng của ta, sức mạnh của ta, sự thất bại thảm hại cửa quân giặc và khung cảnh chiến trường, tất cả đều được biểu hiện bằng những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Gươm mài đá, đá núi củng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm;
Tót Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ.
Về mặt ngôn ngữ, trong nguyên văn cũng như bản dịch, các động từ mạnh liên kết với nhau thành những rung chuyển dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng trắng, đen đối lập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch. Câu văn khi dài, khi ngắn, biến hoá linh hoạt trên nền nhạc điệu dồn dập, sảng khoái. Âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng trào, bão cuốn. Đó là nhịp điệu của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp khác:
Ngày mười tám...
Ngày hai mươi...
Ngày hăm lăm...
Ngày hăm tám...
Đó là nhịp của gió lay, bão giật, trận này nối tiếp trận khác: .
Gươm mài đá, / đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, / nước sông phải cạn.
Đánh một trận, / sạch không kỉnh ngạc,
Đánh hai trận, / tan tác chim muông...
Chính bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca này kết hợp với tư tưởng lớn lao, vĩ đại đã mang đến tính hùng tráng cho Bình Ngô đại cáo, đưa bài cáo lên vị trí “thiên cổ hùng văn”.
Sau Bình Ngô đại cáo, văn học trung đại còn xuất hiện nhiều áng văn nghị luận khác nhưng có lẽ không sáng tác nào vượt lên được nó ỗ tính chất hùng tráng đó. Đọc áng “thiên cổ hùng vãn” này, chúng ta mới phần nào cảm nhận được sức mạnh hơn mười vạn quân từ mỗi trang nghị luận của nhà tư tưởng, nhà văn kiệt xuất Nguyễn Trãi.