Cảm nhận của anh (chị) về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa là vậy. Họ đâu được tự quyết định số phận của mình. Cuộc đời của những người phụ nữ không khi nào được vui vẻ, hạnh phúc chưa bao giờ đến với họ. Các thi nhân xưa đã nóỉ giúp họ những nỗi bất hạnh. Nổi tiếng nhất có thể nhắc đến ba tác phẩm là: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm).

Xã hội phong kiến là xã hội nhiều bất công, loạn lạc. Chiến tranh xảy ra liên miên, lại có nhiều hủ tục trói buộc con người, đặc biệt là người phụ nữ. Không ai có thể quên những cuộc chiến tranh tranh hùng, đòi bá, những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như bão táp vào thế kỉ XVII, XVIII - thời đại của những Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.. Và cũng không ai quên được những lệ luật tam tòng, tứ đức thúc ép người phụ nữ trong khuôn khổ gò bó của lễ nghĩa, tôn ti. Cả ba tác phẩm trên đều được ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Những người phụ nữ với những tình cảnh khác nhau, mỗi người một nỗi bất hạnh, nhưng tất cả đều chung một kết thúc không có hậu làm đau xót lòng người.

Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du viết về người con gái tài sắc, sống vào đời nhà Minh (Trung Quốc). Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng mang họ như vậy. Vì tránh tên chồng nên gọi là Tiểu Thanh, về nhà chồng nàng không được ngày nào sống bình yên mà luôn bị vợ cả ghen ghét. Tiểu Thanh bị bắt lên ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, tỉnh Chiết Giang, chẳng bao lâu nàng buồn mà chết. Lúc ấy nàng mới mười tám tuổi. Trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đứng trước Tây Hồ mà Nguyễn Du đã làm bài thơ này để thương xót cho người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh này. Còn người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm tuy có chồng nhưng cuộc sống vợ chồng đầm ấm đã bị chiến tranh phá vỡ, người chồng phải tòng quân cho cuộc chiến phi nghĩa này. Người chinh phụ ở nhà chỉ biết ngóng trông mòn mỏi, nên vì thế mà tác phẩm có tên Chinh phụ ngâm - khúc ngâm của nỗi lòng. Cũng đề cập đến số phận người phụ nữ nhưng Nguyễn Gia Thiều lại dựng lên tác phẩm với tấn bi kịch của người cung nữ từng được vua sủng ái, nhưng sau đó đã bị lãng quên và vứt bỏ. Ba người con gái này tuy năm trong hoàn cảnh khác nhau nhưng họ lại cùng chung một số phận. Đó là người phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc cho mình. Mặt khác, xã hội lại đối xử rất tàn nhẫn,, coi người phụ nữ như một thứ hàng hoá.

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi oan lớn: hồng nhan bạc mệnh và tài mệnh tương đố. Người đẹp như Tiểu Thanh mà chết trẻ, bất hạnh. Nàng có tài văn thơ nhưng bị vùi dập. Di cảo của nàng cũng là di hận:

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương vô mệnh đốt còn vương.

Cái tài và cái đẹp của nàng không được trọng dụng trong xã hội bấy giờ. Cũng giống như Kiều sắc đành đòi một tài đanh hoạ hai rồi chữ tài liền với chữ tai một vần. Nguyễn Du đứng trước các tác phẩm văn chương của nàng Tiểu Thanh mà cũng phải xúc động nói lên niềm cảm thông của mình với số phận của nàng. Cảm xúc đó như làm những vần thơ của nàng có “thần” nói lên nỗi hận của mình đến muôn đời. Và qua đây, Nguyễn Du cũng bày tổ nỗi lòng của mình, một số phận cũng lênh đênh như cánh bèo trong thơ ông vậy.

Cũng là thứ hồng nhan nên người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc cũng có kết cục giống như nàng Tiểu Thanh. Nàng cung nữ này có nhan sắc, yêu cuộc sống thiết tha, khát khao hạnh phúc với tấm lòng thèm khát tội nghiệp. Nàng bị ruồng rẫy thì cứ luyến tiếc, vẫn mong chờ một ngày xe vua đi qua và sẽ đón mình:

Ngày sáu khắc tin mong; nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng, chuông rền.

Số phận của nàng cũng như bao cung tần mĩ nữ khác, đều rất tủi cực. Hạnh phúc tuổi trẻ bị bọn vua quan cướp đoạt. Trong xã hội cũ với muôn nghìn đau khổ và trong tác phẩm Cung oán thì đều dùng những chữ như số phận, tạo hoá để lí giải căn nguyên nỗi khổ của đời người. Nhưng không phải là vậy, nguyên nhân gây ra nỗi khổ của người phụ nữ chính là bọn vua chúa, quan lại, là xã hội bao hủ tục, mục nát.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm cũng khao khát hạnh phúc, thèm muốn có ngày vợ chồng đoàn viên, nhưng cuộc chiến tranh phi nghĩa đã không cho phép điều đó xảy ra. Tác phẩm là tiếng nói của người chinh phụ khi phải cùng chồng chia biệt thiếp trong cánh của, chăng ngoài chân mây. Qua những lời than thở của chinh phụ, ta thấy vì chiến tranh mà người phụ nữ phải ở nhà một mình làm mọi việc, chăm mẹ già, con nhỏ. Nhưng đó cũng chỉ là sự vất vả bên ngoài, điều đau khổ nhất là nàng lúc nào cũng chìm trong nỗi nhớ nhung sầu muộn vì đợi chờ người chồng từ trận mạc trở về. Nỗi nhớ như xé tan được cả không gian, thấm cả vào cảnh vật, nỗi nhớ.lên đến tận trời: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Đợi chờ và sầu muộn khiến chinh phụ không buồn điểm trang:

Trâm cài xiêm giắt thẹn thùng,

Lệch vòng tóc rối lỏng vòng lưng eo.

Những chuỗi ngày đó người chinh phụ trải qua nhiều tâm trạng: luyến tiếc, nhớ nhung, buồn rầu, lo lắng, ước mơ... Nhưng tất cả đều xoay quanh một nỗi niềm thầm kín là khát khao hạnh phúc lứa đôi.

Như vậy mỗi nhân vật đều mang một nỗi khổ riêng, nhưng họ cùng sống dưới chế độ phong kiến nên họ cùng chung số phận. Người chinh phụ kia cũng ngóng trông hạnh phúc trong vô vọng giống như người cung nữ nơi khuê phòng. Rồi nàng Tiểu Thanh có tài sắc đến đâu di nữa thì cuộc đời cũng lạnh lẽo như cung nữ, cuối cùng phải chết vì buồn tủi. Nhưng dù sao họ cũng đã có ước mơ, họ cũng muôn vượt lên để đến với hạnh phúc. Chỉ trách rằng xã hội quá tàn nhẫn mà con người cũng quá vô tình. Tấn bi kịch của những người phụ nữ đều được dệt nên từ những sự bất công của xã hội, từ những khuôn phép bất nhân.

Các tác phẩm nói về người phụ nữ trong xã hội cũ vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo thể hiện trong việc tố cáo xã hội đương thời đã cướp đi quyền của người phụ nữ. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả với những người phụ nữ đó. Dù là Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm hay Nguyễn Gia Thiều thì họ đều có tiếng nới đồng cảm mạnh mẽ với người phụ nữ. Điều này giúp ta thấy được nỗi khổ của người phụ nữ đúng như “'một thiên mệnh bạc cũng đành não nhân”. Từ giá trị nhân đạo của các tác phẩm trên còn cho ta thấy sự phát triển và nối tiếp trong cách suy nghĩ của người phụ nữ, họ đã dần ý thức được nỗi khổ của mình, nhưng mồi chỉ dừng ở những mơ ước khát khao mà chưa thành hiện thực. Để đến xã hội ngày nay người phụ nữ đã giành được quyền bình đẳng, quyền tự do cho mình. Phụ nữ ngày nay tuy không còn phải chịu nỗi khổ như những nàng chinh phụ, những cung nữ, những Tiểu Thanh nhưng đâu đó vẫn còn những bất công, người phụ nữ vẫn bị đôì xử bằng bạo lực.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.