Tri thức là biển cả, sự hiểu biết của mỗi người chỉ là một giọt nước. Vậy làm sao để khi hòa giọt nước nhỏ bé vào biển cả mênh mông ấy chúng ta thấy mình không bị lạc lõng, bất lực? Không còn cách gì khác, chúng ta phải luôn có ý thức trau dồi tri thức bằng phương pháp này hay phương pháp khác. Nhưng để có thể lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả, toàn diện và sâu sắc thì cũng đồng nghĩa với việc mỗi người phải tự lựa chọn cho mình cách tiếp cận phù hợp. Tự học luôn là phương án tôi ưu trên con đường chinh phục nữ hoàng trí tuệ.
Nhiều người thường nghĩ rằng: tự học là học riêng một mình. Không đúng! “Tự chính là xuất phát từ bản thân mình, từ ý thức và trách nhiệm để làm việc. Tự học là tự làm việc với chính mình, tự mình “chạm” tới vấn đề, tự mình “gieo mầm” cho sự tiếp thu trước khi nghe thầy, cô truyền đạt kiến thức, là việc nghiên cứu tài liệu, dành nhiều thời gian cho đọc mỗi ngày theo lôi tư duy lấy câu hỏi tại sao làm trọng tâm, là việc trao đổi với bạn bè theo cách học nhóm và được thầy, cô khơi gợi, hướng dẫn. Như vậy, bản chất của tự học là người học chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm kiếm thông tin, chủ động đưa ra những giả thuyết, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ một quan điểm hay kết luận nào đó. Chừng nào bạn chưa rèn cho mình thói quen tự đọc, tự tham khảo sách báo, tài liệu và tăng làm bài ở nhà dưới hình thức tự đọc thì bạn chưa thể tiếp cận được với phương pháp tự học.
Đối lập với phương pháp tự học đầy chủ động là phương pháp học thụ động. Với phương pháp học này, người học tự khép mình vào vai khán giả đơn thuần ghi chép, lắng nghe bài giảng của thầy, cô. Người học ngại (nếu không nói là sợ) nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng của mình trong các buổi thảo luận nhóm, thảo luận trên lớp. Tự mình tước bỏ quyền được chủ động thắc mắc, chất vấn là hình ảnh tinh thần của phương pháp học thụ động.
Dĩ nhiên, bạn cũng có thể nói với tôi thế này: Học kiểu gỉ chẳng là học. Rồi cuối cùng cái đích mà bất cứ ai cũng muốn đạt tới cũng chỉ là kết quả học tập mà thôi. Bận có nghĩ minh đã rất phiến diện và cực đoan? Bạn biết không, trên con đường nhọc nhằn đèn sách, ngoài mục tiêu kiến thức mà ai cũng phải đạt được, bạn còn phải đạt được một số mục tiêu thiết thực khác như: kĩ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề, rèn tư duy phê phán và óc sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập,... Những kĩ năng này sẽ giúp bạn trở thành một con người độc lập, tự chủ, tự tin, tự do và chịu được áp lực của môi trường sống - những phẩm chất không thể thiếu của con người thời hội nhập.
Với phương pháp tự học, trước hết, người học sẽ tiếp cận được tri thức ở nhiều góc độ khác nhau trong khi nghiên cứu tài liệu. Có thể với cùng một tri thức nhưng ở những tài liệu tham khảo khác nhau lại có những ý kiến nhìn nhận, đánh giá khác nhau, và khi đó người học sẽ rút ra được quan điểm, ý kiến riêng của mình. Khi học nhóm với bạn bè, có thể cùng một vấn đề đưa ra trao đổi, mỗi bạn lại có những cách hiểu, cách tư duy khác nhau về vấn đề đó. Cũng qua việc học nhóm, chúng ta sẽ tạo cho mình cách làm việc tập thể, cách xâu chuỗi và tóm lược vấn đề. Nếu học tập luôn trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của một ai đó thì con người sẽ sinh ra chứng bệnh chây lười. Nếu không có hướng dẫn thì sẽ không hoàn thành bài học hoặc có hoàn thành thì chất lượng cũng chỉ đạt ở mức độ nhất định nào đó. Điểm hạn chế ấy sẽ được khắc phục nếu chúng ta có tinh thần tự học.
Ngay cả khi bạn là con người cực kì thực dụng, bạn chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà thôi, thì tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy phương pháp tự học giúp con người ghi nhớ kiến thức tốt hơn các phương pháp khác như thế nào. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Ngọc Trà (Trường Đại học Sư phạm Thành phô' Hồ Chí Minh) mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh luôn được phản ánh qua các phương pháp học khác nhau. Cụ thể: Nghe giảng (5%), nghe nhìn (20%), thảo luận nhóm (50%), làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại vấn đề theo đánh giá chủ quan của người học (75%), trình bày ý tưởng, quan điểm của mình (90%). Ba tỉ lệ phần trăm cuối cùng, bạn thấy không, chúng thuộc về phương pháp tự học đấy. Tự học mang đến cho bạn thật nhiều lợi ích.
Tự học cũng mang đến cho bạn niềm dam mê chinh phục tri thức, niềm hứng khởi sáng tạo. Vì thế, tự học đâu chỉ mang lại lợi ích mà còn tạo ra hứng thú cho người học. Nếu bạn học theo kiểu nhồi nhét kiến thức và bạn chưa bao giờ tự mình khơi mở vấn đề trước khi có sự tác động của thầy, cô thì bạn chẳng bao giờ biết sử dụng câu hỏi tại sao để khám phá nhận thức, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Điều này có nghĩa bạn không bao giờ được sống trong sự thụ đắc, thăng hoa của trí tuệ.
Những người thành công luôn là người có tinh thần tự học cao, bạn có tin điều này hay không thì tùy bạn nhưng đó là một sự thật hiển nhiên. Quá trình tự học, tự rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bằng chứng của sự nỗ lực phi thường. Người đã tự học ngoại ngữ thật miệt mài để rồi thông thạo hơn mười ngoại ngữ, có những ngoại ngữ, Người sử dụng thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Hay Giáo sư Tôn Thất Tùng - người thầy thuốc mẫu mực của ngành Y, ông đã bỏ bao tâm huyết tự tìm tòi, nghiên cứu để có một sơ đồ gần như chính xác tuyệt đối về lá gan của con người. Trên thế giới cũng có biết bao con người bình thường nhưng với tinh thần tự học, họ đã trở thành những danh nhân, những vĩ nhân của nhân loại. Đó là những cái tên Mác-xim Goóc-ki - Đại văn hào người Nga, I-sác Niu-tơn - Nhà khoa học người Anh, Bin-ghết - Chủ tịch tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới người Mĩ,... Họ tuy khác nhau về quốc gia, dân tộc nhưng đều gặp nhau ở tinh thần ham học hỏi, đặc biệt là học hỏi suốt đời và làm việc hết mình.
Tôi và bạn chỉ là những con người nhỏ bé, bình thường. Nhưng trong thế giới của những con người bình thường ấy, chúng ta vẫn thấy rất nhiều những con người bình thường đã thành công nhờ phương pháp và tinh thần tự học. Những giải thưởng trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, những tấm huy chương lâp lánh trong các kì thi quốc tế, những giải thưởng sáng tạo trẻ,... là một bằng chứng sinh động cho óc sáng tạo, trí tưởng tượng và năng lực độc lập suy nghĩ. Kì thi đại học, cao đẳng hằng năm, thậm chí là những bài kiểm tra cuối kì, cuối năm học cũng chính là dịp để chúng ta kiểm chứng phương pháp học tập của mỗi người. Thời khóa biểu dày đặc những buổi học thêm: sáng học ở trường, chiều học ở lò luyện thi B (vì ở đó có thầy dạy toán nổi tiếng của thành phố), 6 giờ tôì đã lại có mặt ở lò luyện thi T (đơn giản vì lò này có thầy chuyên bồi dưỡng đội tuyển thi Ô-lim-píc quốc tế), 8 giờ tối về đến nhà để 8 giờ 30 phút gia sư đến phụ đạo thêm tiếng Anh, thế mà lũ học trò thành phố chúng tôi, nhiều đứa, vẫn trượt đại học. Chúng tôi thật sự “bị choáng” khi biết rất nhiều cái tên thủ khoa được vinh danh lại thuộc về những vùng nông thôn khó khăn, do điều kiện sống nên không hề được biết đến thế nào là học thêm, thế nào là lò luyện. Bí quyết của các thủ khoa ở mọi miền đất nước đều không nằm ngoài phương pháp tự học.
Tôi bắt đầu nhìn lại phương pháp học tập của mình năm tôi học lớp 11 (điều này có vẻ hơi muộn, nhưng dù sao vẫn hơn là không thay đổi!). Lớp tôi có buổi ngoại khóa về Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca Việt Nam. Tôi được phân công viết về đề tài Mùa thu trong thơ ca. Sau khi đã lắng nghe một cách chăm chú bài chuẩn bị thuyết trình của tôi, em gái tôi bất ngờ hỏi: “Chị ơi, tại sao mùa thu Việt Nam trong thơ ca lại thường buồn?”. Tôi không trả lời được câu hỏi này. Và tôi hiểu đề bài thuyết trình thành công, không phải cái “bóng” hay là sự nhắc lại, bắt chước, tôi buộc phải phát hiện và giải thích. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để tìm tài liệu, tôi thu hẹp thời gian rảnh rỗi để tăng thời gian cho việc đọc sách, tôi tham khảo ý kiến của thầy, cô để tìm được nội dung trả lòi cho câu hỏi “tại sao”. Lối tư duy lấy câu hỏi “tại sao” làm trọng tâm khiến bài thuyết trình của tôi thành công. Lần đầu tiên trong đời, tôi được sống trong cảm giác của sự sáng tạo. Và tôi biết mình đã chạm được tới phương pháp tự học. Từ đó, tôi luôn cố gắng duy trì phương pháp tự học này. Vì tôi không muốn thất bại, lại càng không muốn minh trở thành kẻ vô vị, tẻ nhạt, xơ cứng về tư duy.
Học tập là một quá trình gian khổ nhưng đầy vinh quang. Chỉ có những ai hiểu hết được giá trị của học tập thì mới coi đó là một niềm dam mê. Xã hội ngày càng phát triển nên đòi hỏi về học tập sẽ ngày càng cao. Tiêu chuẩn để đánh giá một xã hội tiến bộ chính là trình độ dân trí phát triển. Nghĩa là một xã hội phát triển đồng nghĩa với một xã hội tập hợp những con người có trình độ học vấn cao. Vì thế, việc tự học phải trở thành một kĩ năng cần thiết cho người học sinh hiện đại để rút ngắn khoảng cách thua kém và trở thành người chủ thực sự của tương lai.