Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Có lẽ bạn đã quen thuộc với những câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn. Đôi lúc bạn quá tập trung “phô diễn” kinh nghiệm mà thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho những câu hỏi “dễ mà khó” khác. | Ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn xin việc Có lẽ bạn đã quen thuộc với những câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn. Đôi lúc bạn quá tập trung phô diễn kinh nghiệm mà thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho những câu hỏi dễ mà khó khác. Dễ vì những câu hỏi này bạn vẫn thường gặp. Khó vì ẩn chứa đằng sau mỗi câu hỏi là một bài kiểm tra về thái độ tính cách khả năng chịu áp lực hay một số bẫy mà bạn không nhận ra. I. Những câu hỏi kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê 1. Vì sao bạn rời bỏ công việc hiện tại 2. Vì sao bạn muốn công việc này 3. Hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn. Dĩ nhiên phải có lý do bạn mới nghỉ việc. Nhưng bạn nhìn sự việc đó một cách tích cực hay tiêu cực Bạn có xác định rõ ràng bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại Nhà tuyển dụng NTD đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp và có thái độ tích cực. Niềm đam mê với công việc sẽ thể hiện qua ánh mắt gương mặt và cảm xúc khi bạn nói về việc làm bạn yêu thích. Những điều nên tránh - Than phiền về công việc. Cho dù bạn chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại càng sớm càng tốt bạn cũng không nên than phiền vì chẳng ai muốn tuyển một người suy nghĩ tiêu cực vào đội ngũ của mình. - Không biết mình muốn gì. Tôi muốn được thử thách là một câu trả lời sách vở. Nếu NTD tiếp tục xoáy sâu vào câu trả lời này và bạn không đưa ra lời giải thích hợp lý bạn sẽ bị mất điểm. II. Những câu hỏi kiểm tra thái độ 1. Những thất bại thành công lớn nhất của bạn 2. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất 3. Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì Kinh nghiệm có thể tích lũy kỹ năng có thể rèn dũa nhưng thái độ khó có thể thay đổi. NTD tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực chuyên nghiệp sẵn sàng học hỏi và đam mê công việc hơn là những ứng viên nhiều kinh nghiệm giỏi kỹ năng nhưng suy nghĩ tiêu cực đố kị hay chỉ biết than phiền. Những điều nên tránh