Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn đi liền với nhau. Nói cách khác, nếu điều kiện để Nhà nước ra đời là có sự phân chia giai cấp và xuất hiện chế độ tư hữu trong xã hội thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Xã hội loài người xuất hiện tất yếu phải có các quy phạm xã hội để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy những quy phạm xã hội này tồn tại dưới dạng các tập quán, thói quen hoặc các tín. | TOPICA C1I HIIU law IA ÕUẬỄ If Bài 3 Lý luận về pháp luật BÀI 3 LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT Nội dung Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật. Bản chất của pháp luật. Kiểu pháp luật. Hình thức pháp luật. Mục tiêu Hướng dẫn học Giúp học viên có kiến thức cơ bản nhất về sự ra đời và bản chất của pháp luật. Trang bị cho học viên kiến thức về kiểu pháp luật và hình thức pháp luật. Giúp học viên hiểu được mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Thời lượng học Để học tốt bài này học viên cần Tham dự đầy đủ các buổi học. Tích cực thảo luận trong quá trình học tập. Đọc các tài liệu sau o Giáo trình pháp luật đại cương của chương trình TOPICA. o Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 . o Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật Đại học Luật Hà Nội. 05 tiết học 25 TOPICA C1I HIIU law IA ÕUẬỄ If Bài 3 Lý luận về pháp luật TẠI SAO LẠI GỌI LÀ LUẬT MUỜNG HAI BẢNG Luật La Mã là pháp luật thành văn của nhà nước La Mã cổ đại nhà nước chủ nô của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ. Đạo luật đầu tiên là Luật mười hai bảng Loi des douze tables được ghi vào năm 456 trước Công nguyên trên 12 tấm bảng bằng đồng. Luật La Mã thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô chủ yếu là bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị trấn áp giai cấp nô lệ nhưng mặt khác cũng có những quy định quan trọng điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ giai cấp thống trị với nhau. Vì vậy Luật La Mã đã có rất nhiều khái niệm chế định đặc biệt là trong lĩnh vực luật dân sự cho đến nay vẫn phát huy được giá trị trong khoa học luật dân sự hiệp định như khái niệm về quyền sở hữu vật quyền hợp đồng về hôn nhân - gia đình thừa kế. Theo Enghen Luật La Mã thể hiện về mặt pháp lí có tính chất kinh điển về điều kiện và xung đột xã hội trong đó có sự ngự trị của chế độ tư hữu thuần túy mà sau này các văn bản pháp luật khó có thể phủ nhận giá trị của nó. Lí luận pháp luật dân sự nói chung và nhất là luật dân sự của các nước tư sản trên thực tế đã dựa rất nhiều vào kết quả nghiên cứu sáng tạo của các luật gia La Mã cổ đại.