Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Vận động biên của điểm răng cửa ghi trên mặt phẳng dọc giữa (sơ đồ posselt) giúp người học mô tả được sơ đồ đường đi của điểm răng cửa trong vận động biên ghi trên mặt phẳng dọc giữa (sơ đồ Posselt); trình bày và thảo luận được đặc điểm của đoạn vận động bản lề; trình bày và thảo luận được đặc điểm của đoạn trượt trung tâm. | VẬN ĐỘNG BIÊN CỦA ĐIÊM RĂNG CỬA GHI TRÊN MẶT PHẲNG DỌC GIỮA SƠ Đồ POSSELT MỤC TIÊU 1. Mô tả được sơ đồ đường đi của điểm răng cửa trong vận động biên ghi trên mặt phẳng dọc giữa sơ đồ Posselt . 2. Trình bày và thảo luận được đặc điểm của đoạn vận động bản lề. 3. Trình bày và thảo luận được đặc điểm của đoạn trượt trung tâm. MỞ ĐẦU Vận động biên của điểm răng cửa ghi trên mặt phẳng dọc giữa được Posselt mô tả lần đầu tiên năm 1957. Để ghi vận động biên người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đơn giản nhất và cũng là phương pháp được Posselt sử dụng là dùng bút ghi lên giấy bút chì được cố định vào vùng răng cửa dưới ghi trên một bản ghi đặt trên mặt phẳng đứng dọc nghĩa là song song với mặt phẳng dọc giữa Hình 4-1 . Ngày nay người ta có thể dùng nhiều phương tiện cơ-điện tử kết hợp với camera hoặc các phương tiện điện toán để ghi lại sơ đồ này. Ở nước ta năm 1994 Hoàng Tử Hùng Nguyễn Phúc Diên Thảo đã ghi vận động biên của điểm răng cửa trên mặt phẳng dọc giữa và nghiên cứu các thông số cắn khớp cơ bản 1 . Trong phần dưới đây sơ đồ Posselt sẽ được mô tả theo từng đoạn. 1. ĐOẠN HÁ-LUI SAU Nếu thầy thuốc hoặc bệnh nhân giữ hàm dưới được ra sau và hướng dẫn thực hiện động tác mở-đóng một vận động bản lề có thể được thực hiện điểm răng cửa vạch đoạn S - B đoạn này dài khoảng 16 - 20 mm Hình 4-2 . Trục quay của vận động bản lề là một trục ngang cố định qua hai lồi cầu Hình 4-3 tức đi qua hai khớp thái dương hàm. Vận động của hàm dưới trong vị trí này được gọi là vận động bản lề tận cùng. Lúc này lồi cầu ở vị trí sau nhất cao nhất tựa vào đĩa khớp ở đáy của hõm khớp và xương hàm dưới nằm cân xứng trên đường giữa. Hình 4-2. Trong vận động bản lề của hàm dưới điểm răng cửa vạch đoạn S - B khoảng 16 - 20 mm . 1 Hòang Tử Hùng Nguyễn Phúc Diên Thảo Nghiên cứu thăm dò một số đặc trưng vận động biên của hàm dưới trên mặt phang dọc giữa sơ đồ Posselt và một số thông số về quan hệ hai hàm ở người Việt Hình Thái Học tập 5 số 1 1995. hoangtuhung.com 1 Hình 4-1. Sơ đồ .