Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xương cột sống, hệ cơ lưng, cấu tạo 1 đốt xương, cấu tạo đĩa đệm, các xương nối với nhau như thế nào,. là những nội dung chính trong bài báo cáo tuần 1 "Cấu tạo giải phẫu của hệ cơ vá xương lưng". nội dung bài báo cáo để nắm bắt nội dung chi tiết. | Báo cáo tuần 1 Cấu tạo giải phẫu của hệ cơ vá xương lưng I. 1 xương cột sống 1. Tổng thể ở người có tất cả 33 đốt xương cột sống. Từ đốt sống thứ nhất (nối với hộp sọ) tới đốt sống thứ 7 là các đốt sống cổ, (7 cervical) Từ đốt sống thứ 8 đến thứ 19 là đốt sống ngực(12 thoracic) Từ đốt sống thứ 20 đến thứ 24 là đốt sống lưng(5 lumbar) Từ đốt sống thứ 25 đến thứ 29 là đốt xương cùng,(5 sacral) Từ đốt sống thứ 30 đến thứ 33 là đốt xương cụt (xương đuôi) (4 coccygeal) Bảy xương đầu tiên trên đầu cột sống gọi là các đốt sống cổ. Đốt đầu tiên nằm ở ngay đáy hộp sọ và đốt thứ bảy nằm ở chân cổ. Chúng là những đốt xương sống nhỏ nhất và có góc quay rộng nhất cho phép chúng ta xoay, cúi và giữ đầu được. Mười hai xương kế tiếp là các đốt sống ngực. Các đốt xương này có kích thước lớn hơn những đốt xương cổ và nối liền các xương sườn và phần cột sống này không được di động lắm. Năm đốt xương sống còn lại gọi là các đốt sống thắt lưng. Các đốt xương này có kích thước lớn nhất và chúng nằm tại vị trí thắt nhất của lưng. Do phải chịu toàn bộ trọng lượng của phần thân trên và có nhiều cơ lớn nên chúng rất dễ bị lạm dụng quá mức dẫn đến tổn thương và gây đau nhức. Đốt xương cùng và xương cụt là hai bộ xương nối nằm tại khung xương chậu. Hai xương này khi vận động sẽ cùng nhau di chuyển thành một khối. 2. Cấu tạo 1 đốt xương Gồm 3 phần Phần trước (mầu tía) cấu tạo như hình trống để có thể chóng đỡ đc trọng lượng cơ thể và các lực ép xuống Phần 2 màu xanh lá cây vòng tròng rỗng để bảo vệ tủy và hệ thần kinh bên trong Phần 3 gồm các khớp để liên kết vs nhau và là nơi các bó cơ gắn vào xương 3. Cấu tạo đĩa đệm Mặc dù các đốt xương sống được nối với nhau bằng các mấu khớp nhưng vẫn phân cách nhau bằng phần trống xương. Trống xương được phân cách giữa đốt sống trên và đốt sống dưới bằng đĩa đệm và chính đĩa đệm này sẽ đóng vai trò như một lớp đệm và giảm chấn. Cột sống có tổng cộng tất cả 23 đĩa đệm, chiếm ¼ chiều dài cột sống. Vùng đệm giữa các đốt sống chứa đựng 3 chất sau: phần sụn cứng kẹp chặt đĩa đệm với các đốt sống, phần sợi cơ bao quanh đĩa đệm và phần ở giữa đĩa đệm có dạng nhầy và nhớt giống như thạch (tủy sống). 4. Các xương nối vs nhau ntn Link tham khảo: http://www.mayfieldclinic.com/PE-AnatSpine.htm http://tangchieucao.vn/index.php/tin-tuc/suc-khoe-cot-song/148-cau-tao-cot-song.html http://www.viemdaitrang.net/kien-thuc-y-hoc/chi-tiet/397-atlat-giai-phau-lung---tuy-gai-i.htm II. Hệ cơ lưng - Cơ dưới vai (m. subscapularis) bám từ mặt trước xương bả vai tới bám vào mấu động bé xương cánh tay có tác dụng xoay trong cánh tay. - Cơ trên gai (m. suraspinatus) bám vào hố trên sống tới bám vào mấu động to của xương cánh tay có tác dụng dạng và xoay ngoài cánh tay. - Cơ dưới gai (m. infraspinatus) bám từ hố dưới sống tới bám vào mấu động to của xương cánh tay có tác dụng dạng và xoay ngoài cánh tay. - Cơ tròn bé (m. teres minor) bám từ bờ ngoài xương bả vai tới mấu động to của xương cánh tay có tác dụng dạng và xoay ngoài cánh tay. - Cơ tròn to (m. teres major) bám từ bờ ngoài, góc dưới xương bả vai tới bám vào đáy rãnh cơ nhị đầu xương cánh tay có tác dụng khép cánh tay và nâng xương vai. - Cơ lưng rộng (m. latissimus dorsi) là một cơ to rộng dẹt phủ ở phần sau dưới của lưng và bám vào phần dưới cột sống, mào chậu tới góc dưới xương bả vai rồi các thớ cơ vặn ra phía trước tới bám vào mép trong rãnh cơ nhị đầu của xương cánh tay (được nhắc lại ở cơ thân mình). Tác dụng kéo cánh tay vào trong va ra sau. http://www.viemdaitrang.net/kien-thuc-y-hoc/chi-tiet/420-giai-phau-vung-nach.htm Strength Training Anatomy 2nd Edition, chapter 4 Back,