Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần 2 Giáo trình đào tạo từ xa Tâm lý học mầm non trình bày đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo (3-6) tuổi. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết. | CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 - 6 TUỔI. 1. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO. 1.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động vui chơi Tính tự do Tự do là đặc điểm noi bật chủ yếu của trò chơi tính tự do thể hiện ở việc trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích tự chọn bạn chơi tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần tự chơi theo cách trẻ biết không chơi nữa nếu không hứng thú. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ chơi là tính hấp dẫn của trò chơi. Tính tự lực tự điều khiển độc lập . Biểu hiện ở ý thức làm chủ hoạt động hết mình tích cực độc lập người lớn không thể áp đặt hay chơi hộ trẻ chỉ có thể hội ý hướng dẫn mà thôi. Chẳng hạn người thực hiện tham gia và trò chơi tiêm cho bệnh nhân - trẻ lấy cồn tưởng tượng lau vàobúp bê rồi tiêm.Người làm thực thực nghiệm nói các cháu tiêm đi rồi cô lấy còn thật lau sau - Các cháu từ chối vì điều đó trái với luật chơi. Trò chơi của trẻ giàu tính xúc cảm. Tính cách là một phần cơ sở của trẻ trẻ sống được trong trò chơi của mình trong khi chơi trẻ thể nghiệm các xúc cảm lo lắng bực bội thích thú mừng rỡ một cách hết sức chân thật. Xúc cảm của trẻ khi chơi thường gắn liền với vai chơi hay chiều hướng thắng bại của các trò chơi có yếu tố thi đấu. Khi chơi trẻ bộc lộ xúc cảm của mình qua điệu bộ nét mặt giọng nói. Trẻ trong vai bà mẹ có con đau ốm tỏ ra lo lắng buồn phiền Trò chơi mèo đuổi chuột -trẻ trong vai chuột sợ hãi khiếp sợ khi mèo đến gần con mèo thì ré lên khoái trá khi vồ được chuột. Trò chơi giàu tính sáng tạo mang tính cách ký hiệu - tượng trưng Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ thể hiện ở nhiều khía cạnh của trò chơi Nội dung đồ chơi địa điểm hành động chơi. 66 Trò chơi của trẻ phản ánh môi trường xã hội mà trẻ sống. Quan sát trò chơi ta có thể nhận thấy dấu ấn của thời gian của những điều kiện hoàn cảnh sống đem lại cho trẻ. Khi chơi trẻ nhận thức thế giới sung quanh một cách tích cực hơn và thể nghiệm lại những thực tế đã có. 1.2. vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Những phẩm