Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Địa chỉ mail: namtrinhvan@gmail.com CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949) Câu 1: Hoàn cảnh và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta 2 – 1945? Hoàn cảnh: Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra: - Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa Phát xít. - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Phân chia thành quả giữa các nước thăng trận. Ba cường quốc : Liên Xô, Anh, Mỹ đã tổ chức Hội nghị Ianta (LX) từ ngày 4 – 11/2/1945 nhằm giải quyết vấn đề thế giới sau chiến tranh. Nội dung: - Quân đồng minh quyết tâm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, Liên xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. - Thỏa thuận khu vực đóng quân ở các nước phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á - Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. KL: Những thoả thuận của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến thế giới hai “trật tự 2 cực Ianta”. Câu 2: Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của LHQ từ khi thành lập tới nay? Các cơ quan chuyên trách của LHQ đang hoạt động tại Việt Nam? Sự thành lập: - Từ ngày 25 - 4 –> 26 – 6 - 1945, hội nghị quốc tế họp ở Xan Phranxico, gồm đại diện hơn 50 nước, đã thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc. (Hiến chương có hiệu lực từ 24 – 10 – 1945). Mục đích: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tiến hành hợp tác giữa các nước. Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. - Tôn trọng tòan vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ củả các nước - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với sự nhất trí của 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc). Vai trò: - Giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. - Thúc đẩy, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. - Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá giữa các nước thành viên. 1 .Các cơ quan chuyên trách tại Việt Nam - WHO ( Tổ chức y tế thế giới); FAO (Tổ chức nông nghiệp và lương thế giới); IMF ( Qũy tiền tệ); UNESCO ( Tổ chức Văn hóa, khoa học giáo dục LHQ); UNICEF( Qũy Nhi đồng LHQ). Câu 3: Hãy cho biết những biểu hiện về sự đối lập giữa hai hệ thống Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa? - Đến cuối 1949, tại hai miền Đông và Tây Đức xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau ( CHDCĐ và CHLBĐ) - Sau chiến tranh Mỹ thực hiện kế hoạch Mácsan, giúp các nước Tây Âu phục hưng kinh tế, qua đó Mỹ khống chế các nước này. - Về phía các nước XHCN cho ra đời khối SEV và VACSAVA - Thời kỳ 1945 - 1947 các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. - Hai miền Triều Tiên cũng thành lập hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. Đại hàn dân quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Nước Đức với hai nhà nước CHDC Đức và CHLB Đức - 10 - 1949, nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời, CNXH trở thành hệ thống thế giới. KL: Như vậy với các sự kiện trên hai hệ thống xã hội đối lập đã hình thành trên thế giới. CHƯƠNG II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) Câu 1: Hãy cho biết những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô ( 1945 – 1950)? Hòan cảnh: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị tàn phá nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 nhà máy, xí nghiệp, 70000 làng mạc bị tàn phá. Kết quả: Hoàn thành kế hoạch 5 năm trong 4 năm 3 tháng. - Khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh, 1949 thử thành công bom nguyên tử. - 1950 công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. - Sản xuất nông nghiệp 1950, đạt mức trước chiến tranh. Câu 2: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu thập niên 70 ( XX)? - Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế, Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn, nhằm xây dựn