Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình nhập môn Công tác xã hội: Phần 2 trình bày các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội, cơ sở triết học trong công tác xã hội, các phương pháp và tiến trình trong công tác xã hội, vai trò và kỹ năng cơ bản của nhân viên công tác xã hội. | CHƯƠNG III CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI I. Lý thuyết hệ thống Các sự kiện hiện tượng quá trình xã hội cũng như các vấn đề xã hội có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau mỗi một cách tiếp cận cho phép chúng ta có thể lý giải gần hơn bản chất của các sự kiện hiện tượng quá trình các vấn đề xã hội từ cách tiếp cận này hay cách tiếp cận khác. Hệ thống là tổng hòa các thành tố các thành phần các bộ phận và các mối liên hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Theo Barker hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật http www.ebook.edu.vn Trang 42 Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn chất cơ học sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này. Thí dụ hệ thống xã hội bao gồm các gia đình các nhóm một cơ sở an sinh xã hội hoặc toàn bộ một tiến trình tổ chức giáo dục của một nước . Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức các chính sách các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Mục đích của công tác xã hội là cải thiện mối tương tác giữa thân chủ và hệ thống. Lý thuyết hệ thống được định nghĩa trên ba cấp độ như sau Cấp vi mô Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy. Cấp trung mô hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia đình nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác. Cấp vĩ mô hệ thống này nói đến các nhóm và những nhóm lớn hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức các thiết chế cộng đồng và nền văn hóa. II. Lý thuyết hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống sinh thái giúp cho những người thực hành công tác xã hội phân tích thấu đáo sự tương tác giữa thân chủ và hệ thống sinh thái - môi trường xã hội mà thân chủ đang sinh sống và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của con .