Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác. | Phân tích truyện ngăn Làng của Kim Lân Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921 quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc gắn bó với nông dân và nông thôn Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp 1948 . Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp. Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà tha thiết yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát sầm uất đường trong làng lát toàn bằng đá xanh trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công nó đã giúp ông hiểu dc sự sai lầm của mình. Và từ đó mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố những ụ những hào . lắm công trình không để đâu hết. Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy nên lúc tản cư ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ .