Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, từng đoàn xe du lịch chạy qua đường cao tốc rẽ về chùa Tây Phương không ngớt, xe máy nối đuôi nhau. Từ xa nhìn về phía mặt trời lặn, ta được chứng kiến những dãy đồi nhấp nhô, mờ xanh đằng sau màn sương đục. Buổi chiều tà, một quang cảnh thật hoang sơ và chứa đựng bao điều bí ẩn. Du khách đến vùng này số đông chỉ để thăm chùa, ngắm phật, để thử một lần xem nhà thơ Huy Cận tả cảnh và tả tình hay đến mức nào về. | Câu Lậu Sơn - vùng đât địa linh đây tiêm năng du lịch Vào những ngày nghỉ cuối tuần từng đoàn xe du lịch chạy qua đường cao tốc rẽ về chùa Tây Phương không ngớt xe máy nối đuôi nhau. Từ xa nhìn về phía mặt trời lặn ta được chứng kiến những dãy đồi nhấp nhô mờ xanh đằng sau màn sương đục. Buổi chiều tà một quang cảnh thật hoang sơ và chứa đựng bao điều bí ẩn. Du khách đến vùng này số đông chỉ để thăm chùa ngắm phật để thử một lần xem nhà thơ Huy Cận tả cảnh và tả tình hay đến mức nào về những pho tượng La Hán. Trong số du khách đến đây còn có những người muốn tìm hiểu điều bí ẩn những huyền thoại đang bị phủ một lớp bụi thời gian. Địa thế đồi núi có sông Tích chảy qua bao kín phía Tây tạo thành một vùng sơn thủy hữu tình một địa thế quân sự hiếm có đã lọt vào mắt của các nhà quân sự. Nơi đây đã có biết bao người con của quê hương Cần Kiệm không quản hy sinh đứng lên giữ gìn bờ cõi chống lại giặc giã để bảo vệ quê hương. Sự tích còn ghi người trai làng Phú Đa Cần Kiệm đã chống giặc cướp đến hy sinh cả thân mình nơi kẽm núi để bảo vệ làng quê. Những kỷ nguyên dân tộc ta còn chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc sự tích còn ghi chuyện một Tiết độ sứ nhà Đường mò đến vùng này biết được dãy Câu Lậu Sơn đầu linh khí đã cưỡi voi về kinh lý đến trước con suối chảy qua ngọn núi Tây Phương voi phủ phục mà không dám vượt qua. Tiết độ sứ đã leo lên những quả núi này nhận thấy đây quả là một vùng địa linh và ông ta đã sai đào 9 cái giếng để cắt đứt long mạch rồi báo về cho vua Đường là vùng địa linh của nước Nam thần đã yểm đi rồi. Ngày nay 9 cái giếng nước vẫn trong xanh quanh quả núi. Vùng địa linh ấy làm sao yểm được khi nhân kiệt ở khắp nơi đã nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán giành lại giang sơn. Đến đời Hậu Lê - Mạc Đăng Dung cuộc chiến tranh Trịnh Mạc kéo dài. Nguyễn Kính là một tướng tài đã đứng ra xây dựng lực lượng trấn ải phía Tây được vua Lê phong là Tây Quận Công. Khi Mạc Đăng Dung lên thay nhà Lê Mạc Đăng Dung đã mời Nguyễn Kính về giúp sức để chống lại nhà Trịnh .