Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề thuộc kiểu bài bình luận một vấn đề văn học (về đặc trưng phong cách một nhà thơ) - Bài làm không chỉ bàn luận về sự kết hợp giữa chất “trữ tình” và “chính trị” trong thơ Tố Hữu mà còn phải đặt thơ Tố Hữu vào trong tương quan với các nhà thơ khác thuộc khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Từ đó làm sáng tỏ thơ Tố Hữu là “tiêu biểu” cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. - Về phạm vi kiến thức: học sinh có thể vận dụng các kiến thức. | Nhận định về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu có ý kiến cho rằng Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị . Anh chị hãy bình luận ý kiến trên. I. Tìm hiểu đề - Đề thuộc kiểu bài bình luận một vấn đề văn học về đặc trưng phong cách một nhà thơ - Bài làm không chỉ bàn luận về sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính trị trong thơ Tố Hữu mà còn phải đặt thơ Tố Hữu vào trong tương quan với các nhà thơ khác thuộc khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Từ đó làm sáng tỏ thơ Tố Hữu là tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. - Về phạm vi kiến thức học sinh có thể vận dụng các kiến thức về thơ Tố Hữu và thơ văn cách mạng trong và ngoài nhà trường để làm sáng tỏ yêu cầu của đề. II. Dàn bài sơ lược 1. Mở bài - Thế kỉ XX đối với dân tộc Việt Nam là một thế kỉ cách mạng. Cách mạng không chỉ đổi thay số phận dân tộc mà còn đem đến cho thơ ca văn học một nguồn mạch mới. Một khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ này là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị mà Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu. - Đúng như SGK Văn học 12 nhận định Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị . 2. Thân bài Bài làm cần đảm bảo nội dung sau - Mối quan hệ biện chứng giữa thơ trữ tình và chính trị trong thời đại cách mạng. - Các kiểu thơ trữ tình chính trị và nét độc đáo trong thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. - Những biểu hiện của thơ trữ tình chính trị ở thơ Tố Hữu và những đóng góp mới mẻ của nó trong đời sống sáng tác văn học đương thời. Trên cơ sở đó đánh giá và chỉ ra ý nghĩa văn học sử của phong cách thơ Tố Hữu. 3. Kết bài - Từ hiện tượng thơ trữ tình của Tố Hữu rút ra một vấn đề có tính lí luận mối quan hệ giữa văn học và thực tiễn đời sống chính trị giữa nhà văn và nhà chính trị. - Khẳng định ý nghĩa và đóng góp quan trọng của thơ Tố Hữu trong dòng văn học cách mạng của dân tộc. III. Bài tham khảo Một hiện tượng thơ khi đã phát triển trọn vẹn viên mãn cần được xác định và gọi tên. Xác định đúng gọi tên đúng mới đánh giá đúng. Thơ Tố Hữu thường được gọi .