Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn sách "Thiết kế bài giảng Sinh học 11 nâng cao (Tập 2)", phần 2 giới thiệu cách thiết kế bài giảng Sinh học 11 về các vấn đề sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật. . | Chương III SINH TRƯỎNG VÀ PHÁT TRIEN A - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN ở thực vật Bài 34. SINH TRƯỞNG ở THựC VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - HS trình bày đặc điểm sinh trưởng sơ cấp thứ cấp. - Thấy rõ vai trò các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng ở thực vật. Trên cơ sở đó có ý thức bảo vệ cây trồng. 2. Kĩ năng - Phân tích khái quát tư duy lôgic. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. II. THIẾT BỊ DẠY-HỘC - Tranh hình SGK phóng to. - Tranh hình 34.1 34.3 sách sinh học trang 134 136 phóng to. Thòng tin bổ sung - Sinh trưởng sơ cấp Cây non được chuyển đổi từ cây mầm. Cây non trải qua sự sinh trưởng sơ cấp tạo nên cây có màu lục thân cỏ. Sự sinh trưởng sơ cấp được khởi đầu bởi sự phân bào của các tê bào mô phân sinh đỉnh thân đỉnh rể. Những tế bào phân sinh này ở ngay phía sau mịền tận cùng của thân đang sinh trưởng hình thành miền phân bào. Sinh trưởng sơ cấp của thân bao gồm Phân bào các tế bào của thân phân chia một cách lộn xộn. Sinh trưởng của tế bào tạo nên miền sinh trưởng phân hoá tế bào hình thành mô dẫn. 72 - Sinh trưởng thứ cấp Tồn tại trong thực vật lâu nãm thân gỗ và thường hình thành số lượng lớn mạch gô thứ sinh gọi là gỗ và một lớp bần bên ngoài được gọi là vỏ. Sinh trưởng thứ cấp đã làm biến đổi sâu sắc cấu trúc so cấp của cây. Sinh trưởng thứ cấp là kết quả của sự phân bào của các mô phân sinh bên cuối cùng làm gia tăng chu vi của cây. Hai mô phân sinh bên bao gồm Vòng tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ. Sinh trưởng thứ cấp bắt đầu khi các tế bào nhu mô nằm giữa các bó mạch trỏ thành các tế bào phân sinh. Kết quả là tầng phát sinh trong các bó mạch được gắn thành hình trụ hoàn chỉnh bao quanh thân. Sau đó các tế bào vỏ vòng tầng phát sinh phân chia đẩy các tế bào mới ra phía ngoài và vào phía trong vòng. Các tế bào bên trong phân hoá thành mô gỗ thứ cấp và các tê bào bên ngoài thành mô li be thứ cấp. Tầng phát sinh bần