Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Liệu pháp Thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với nghĩa rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm (person-centered psychotherapy), là thuật ngữ được chọn để gọi tên cho một nhóm những phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các tương tác xã hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940 và 1950 (Brodley; 1988). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về liệu pháp trên. | LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM BS Nguyễn Minh Tiến Liệu pháp Thân chủ trọng tâm client-centered psychotherapy hoặc theo cách gọi tên với nghĩa rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm person-centered psychotherapy là thuật ngữ được chọn đe gọi tên cho một nhóm những phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các tương tác xã hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940 và 1950 Brodley 1988 . Rogers là người đầu tiên dùng tên gọi ấy để chỉ phương pháp trị liệu của mình. Sau đó nhiều tác giả khác đã phát triển thêm các phân nhánh cho lọai liệu pháp này trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với liệu pháp kinh nghiệm experiential psychotherapy 1979 và các tác giả Leslie Greenberg Laura Rice Robert Eliott với liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm process-eperiential psychotherapy 1993 . Lúc còn trẻ C. Rogers đã dành phần lớn thời gian cho cuộc sống ở nông trại nơi mà ông đặc biệt quan tâm đến công việc nghiên cứu các quá trình kích thích tăng trưởng cây trồng và làm các thực nghiệm về nông nghiệp. Công việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu đã giúp hình thành những thái độ trong cuộc sống cũng như sau đó trở thành những đặc trưng cơ bản trong quan điểm làm việc của Rogers. Về sau khi Rogers làm công việc của một chuyên viên tham vấn tại một trung tâm hướng dẫn trẻ em child guidance clinic ông đã tiếp xúc với các tư tưởng của Otto Rank - người đã có ảnh hưởng đến Rogers về một số quan điểm như nhấn mạnh vào tiềm năng sáng tạo của con người việc trị liệu có mục đích nhắm đến sự chấp nhận bản ngã như là một thực thể độc đáo và có khả năng tự lực lòng tin vào thân chủ như là nhân vật trung tâm của tiến trình trị liệu thân chủ là nhà trị liệu của chính mình và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các trải nghiệm đang xảy ra trong hiện tại hơn là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Raskin Rogers 1989 . Rogers cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930 từ đó hình thành nên