Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Bệnh cây đại cương: Phần 2 trình bày các nội dung sau: vi khuẩn gây bệnh cây, virus gây bệnh cây, phytoplasma gây bệnh cây, viroide gây bệnh cây, tuyến trùng gây bệnh cây, protozoa gây bệnh cây, thực vật thượng đẳng gây bệnh cây. | CHƯƠNG VII VIRUS GÂY BÊNH CÂY I. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu BÊNH VIRUS HẠI THựC VẬT Sự phát hiện ra virus hại thực vật A. Mayer 1886 đã phát hiện sự lây lan của bệnh khảm thuốc lá nhưng ông coi đó là một bệnh vi khuẩn D.Ivanopski 1892 sau khi phát hiện bệnh ông cho rằng đó là một chất độc. Mãi tới M.Bayerinck 1898 mới xác định virus là một nguyên nhân gây bệnh mới nhỏ bé hơn vi khuẩn. Các công trình của A.Mayer D.Ivanopski M.Bayerinck và sau này là của Loeffler Frosch 1898 đã mở đầu cho môn virus học ở thực vật và sau này là cả môn virus học ở động vật và người phát triển và trở thành một ngành khoa học lớn hiện nay trong sinh học hiện đại của thế giới. Các công trình nghiên cứu virus tiếp sau đã dần xác định chính xác các virus hại thực vật. Virus TMV lần đầu đã được quan sát thấy vào năm 1931 - 1939 trên kính hiển vi điện tử đầu tiên. Từ đó việc nghiên cứu hình thái học virus đã được phát triển nhanh chóng người ta phát hiện ra hình thái nhiều virus. Phương pháp huyết thanh được sử dụng trong những năm 30 đã tạo chuyển biến lớn trong nghiên cứu virus. Tuy vậy sau nhiều năm sử dụng các phương pháp quan sát huyết thanh thông thường không có hiệu quả cao phương pháp Latex cũng không khắc phục được. Năm 1977 Clark và Adams lần đầu tiên đã phát triển phương pháp ELISA để chẩn đoán các cây bệnh virus - phương pháp này đã thu được kết quả rất khả quan. Đến năm 1982 người ta đã sử dụng phương pháp DNA probe và phương pháp PCR Polymeraza chain reaction . Phương pháp này giúp việc chẩn đoán virus thực vật chính xác và nhanh chóng trong trường hợp cây chỉ có triệu chứng bệnh rất nhẹ hay bệnh hoàn toàn ở dạng ẩn cũng có thể phát hiện được. Các tiến bộ trên đây cũng đã được ứng dụng nghiên cứu tạo cây sạch tạo giống chống bệnh. Người ta sử dụng gen hoá mã vỏ protein của virus để gây miễn dịch và phương pháp Cross protection bảo vệ chéo đã được ứng dụng có hiệu quả. Ngày nay với các đóng góp của Frankin M.V.H. Van Regenmortel C.M. Fauquet D.H.L. Bishop và nhiều tác giả trong việc phân