Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Thực tập trắc địa 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Khắc Thời

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình Thực hành trắc địa 1 được biên soạn để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên ngành Quản lý đất đai và Khoa học đất đai. Giáo trình được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu giúp sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đo đạc và thành lập bản đồ địa chính. Sau đây là phần 2 của giáo trinh, mời các bạn tham khảo. | Chương 4 THIẾT KẾ ĐO ĐẠC VÀ BÌNH SAI ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ 4.1 CÁC DẠNG ĐƯỜNG CHUYỀN Trước khi tiến hành đo vẽ bản đồ bình đồ trước hết phải xây dựng được lưới khống chế đo vẽ lưới khống chế đo vẽ là cấp lưới khống chế cuối cùng về tọa độ và độ cao phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bình đồ bản đồ. Lưới khống chế đo vẽ được chêm dày dựa vào các điểm khống chế Nhà nước tuy nhiên nếu trong khu vực đo vẽ chưa có điểm khống chế Nhà nước hoặc điểm khống chế ở quá xa thì có thể dùng hệ tọa độ và độ cao giả định. Lưới khống chế đo vẽ mặt bằng được thành lập theo các phương pháp như lưới tam giác nhỏ đường chuyền kinh vĩ hoặc phương pháp giao hội góc giao hội cạnh. Trong đó phương pháp đường chuyền kinh vĩ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đường chuyền kinh vĩ gồm tập hợp các điểm liên kết với nhau tạo thành đường gãy khúc đo chiều dài tất cả các cạnh và đo tất cả các góc sẽ xác định được tọa độ các điểm trong đường chuyền. Các dạng đường chuyền kinh vĩ 4.1.1. Đường chuyền kinh vĩ phù hợp Là đường chuyền nối 2 điểm cấp cao đã biết tọa độ. Nếu trong khu vực đo vẽ có từ 2 điểm khống chế tọa độ cấp cao trở lên và 2 điểm này ở cách xa nhau thì ta thiết kế đường chuyền kinh vĩ phù hợp. Nếu trong khu đo không có đủ điểm khống chế để tạo thành cạnh gốc thì ta phải chọn một cạnh làm cạnh khởi đầu để đo phương vị. Hình 4.1 Trong hình 4.1 các điểm A B C D là các điểm cấp cao đã biết tọa độ. 4.1.2. Đường chuyền khép kín. Là dạng đường chuyền xuất phát từ 1 điểm và khép trở lại đúng điểm đó. Đường chuyền kinh vĩ khép kín được xây dựng trong trường hợp khu vực đo vẽ đã có điểm khống chế cấp cao hoặc chưa có điểm khống chế cấp cao. Hình 4.2 Hình 4.3 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Thực tập Trắc địa 1 38 Trong hình 4.2 điểm A B là điểm gốc đã biết tọa độ để chuyền phương vị cho tất cả các cạnh trong đường chuyền phải đo nối cạnh gốc với cạnh trong đường chuyền góc Y được gọi là góc đo nối phương vị. Trong hình 4.3 chỉ có 1 điểm gốc vì vậy để tính được góc phương vị cho các .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.