Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn yêu nước tiêu biểu của thời đại nhà Trần nói riêng, của mọi thời đại nói chung. Áng văn ấy được kết tinh từ một trái tim yêu nước nồng thắm của bậc anh hùng hào kiệt văn võ song toàn: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Biểu hiện đầu tiên và mạnh mẽ nhất của tinh thần yêu nước trong Hịch tướng sĩ là lòng căm thù giặc, là thái độ thề quyết không đội trời chung với giặc thù. Với lòng căm giận sục sôi, Trần Quốc Tuấn đã vạch. | Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước và căm thù giặc Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn yêu nước tiêu biểu của thời đại nhà Trần nói riêng của mọi thời đại nói chung. Áng văn ấy được kết tinh từ một trái tim yêu nước nồng thắm của bậc anh hùng hào kiệt văn võ song toàn Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Biểu hiện đầu tiên và mạnh mẽ nhất của tinh thần yêu nước trong Hịch tướng sĩ là lòng căm thù giặc là thái độ thề quyết không đội trời chung với giặc thù. Với lòng căm giận sục sôi Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ để thỏa lòng tham không cùng giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói sao cho khỏi tai vạ về sau. Thật là tội ác trời không dung đất không tha Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với bọn giặc là thái độ khinh bỉ cao độ. Lòng căm giận và khinh bỉ trào ra ngòi bút khiến ông mô tả sứ giặc như những loài cầm thú xấu xa bỉ ổi nhất cú diều dê chó hổ đói. Thái độ ấy là thái độ quyết không đội trời chung thề sống chết cùng quân thù. Bày tỏ thái độ của mình với quân giặc Trần Quốc Tuấn muốn ba quân tướng sĩ cũng nuôi dưỡng lòng căm thù và ý chí giết giặc như ông. Nhớ lại thực tế lich sử năm 1277 Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước năm 1281 Sài Xuân đi sang sứ cưỡi ngựa đi thẳng vào cổng chính của kinh thành quân sĩ canh cổng ngăn lại bị hắn đánh toạc cả đầu. Vua sai thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tế lịch sử ấy sẽ thấy tác dụng của lời hịch như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm hờn của nhân dân ta. Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa .