Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến - bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc,. tài liệu. | Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến - bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngô như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế tác phẩm đã trở thành áng Thiên cổ hùng văn muôn đời bất hủ là bản tuyên ngôn đanh thép hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà Bình Ngô đại cáo thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng nhân nghĩa mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới. Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân. Đem lại cuộc sống ấm no yên ổn cho dân vốn là tư tưởng cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong thơ văn của mình ông không ít lần nhắc đến điều đó Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đòi phương Cũng luôn cánh cánh làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu . Điều quan trọng là ở đây Nguyễn Trãi nâng lý tưởng nỗi niềm ấy lên thành một chân lí một lý tưởng. Mặt khác ngay ở những câu đầu tiên Nguyễn Trãi không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn ông đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản cốt lõi và có giá trị nhất. Đó là trừ bạo an dân. Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống nhân dân. Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất quan tâm đến sự yên ổn no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của nhân dân diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. Kẻ thù của nhân dân ở đây được Nguyễn Trãi xác định cụ thể là kẻ thù xâm lược là bọn cuồng Minh giày xéo lên cuộc sống nhân dân gây ra bao tai hoạ đến mức Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn