Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 trình bày mô hình thực thể kết hợp E_R để mô hình hóa các hoạt động trong thế giới thực, nhìn thế giới thực như là một tập các đối tượng căn bản được gọi là các thực thể, và các mối quan hệ ở giữa các đối tượng này; trình bày mô hình dữ liệu quan hệ, các quy tắc chuyển đổi cơ sở dữ liệu biểu diễn dạng lược đồ E_R sang mô hình dữ liệu quan và một số vấn đề khác. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CAO THỊ NHẠN NGUYỄN THỊ THANH BÌNH GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU Dành cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin Đà Lạt 2010 Trang 1 109 LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin bài giảng Cơ sở dữ liệu được biên soạn theo chương trình hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Đà Lạt cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết cơ sở dữ liệu. Giáo trình gồm 8 chương sau Chương 1 giới thiệu chung Chương 2 trình bày mô hình thực thể kết hợp E_R Entity Relationship để mô hình hóa các hoạt động trong thế giới thực nhìn thế giới thực như là một tập các đối tượng căn bản được gọi là các thực thể và các mối quan hệ ở giữa các đối tượng này. Mô hình được phát triển để làm thuận tiện cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu bằng cách đặc tả một tổ chức. Chương 3 trình bày mô hình dữ liệu quan hệ các quy tắc chuyển đổi cơ sở dữ liệu biểu diễn dạng lược đồ E_R sang mô hình dữ liệu quan. Chương 4 5 và 6 trình bày các ngôn ngữ truy vấn trên cơ sở dữ liệu. Trong chương 4 trình bày ngôn ngữ đại số quan hệ chương 5 trình bày ngôn ngữ tân từ và chương 6 trình bày ngôn ngữ truy vấn SQL. Chương 7 trình bày các khái niệm liên quan đến phụ thuộc hàm khóa các thuật toán tìm phủ tối thiểu của tập phụ thuộc hàm tìm khóa và cuối chương trình bày về ràng buộc toàn vẹn dữ liệu. Chương 8 Chương này giới thiệu các dạng chuẩn phân rã bảo toàn thông tin bảo toàn phụ thuộc hàm qua đó cũng trình bày cách phân rã bảo toàn bảo toàn thông tin và bảo toàn phụ thuộc. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn bài giảng nhưng chắc chắn bài giảng sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của sinh viên và các bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Trang 2 109 MỤC LỤC Lời mở đầu.2 Mục lục.3 Chương 1 Giới thiệu chung.8 1. Giới thiệu chung.8 1.1. Giới thiệu.8 1.2. Định nghĩa CSDL.10 1.3. Các đối tượng sử dụng CSDL.11 1.4. Hệ quản trị CSDL.12 1.5. Các mức biểu diễn một CSDL.12 1.6. Sơ đồ tổng .