Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng "Rây phân tử và vật liệu hấp phụ" trình bày các nội dung sau: những vấn đề chung về phương pháp hấp phụ, phương pháp chế tạo chất hấp phụ, chất hấp phụ khoáng sét thiên nhiên, chất hấp phụ rây phân tử, rây phân tử kích thước nano, một số phương pháp đặc trưng rây phân tử. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PGS.TS TẠ NGỌC ĐÔN Bài giảng RÂY PHÂN TỬ VÀ VẬT LIỆU HẤP PHỤ Chuyên đề Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành Hóa học và Công nghệ hóa học Hà Nội 12 2009 Chuyên đề Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ MỞ ĐẦU Chương 1. Những vấn đề chung về phương pháp hấp phụ I. HIỆN TƯỢNG HẤP PHỤ I.1. Hiện tượng hấp phụ Hấp phụ Là hiện tượng tăng nồng độ của chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ. Chất đã bị hấp phụ chỉ tồn tại trên bề mặt chất rắn chất hấp phụ không phân bố đều khắp trong toàn bộ thể tích chất hấp phụ nên còn gọi là quá trình phân bố 2 chiều. Điều này khác với quá trình hấp thụ chất bị hấp thụ sau khi được làm giàu phân bố đều khắp trong thể tích chất hấp thụ. Khi bị hấp phụ lên bề mặt một chất rắn chất bị hấp phụ chiếm chỗ của một cấu tử nào đó và đẩy nó ra khỏi vị trí mà nó đã gắn trên đó thì hiện tượng này gọi là trao đổi ion. 2 Chuyên đề Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ Hiện tượng hấp phụ xảy ra do lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ trong đó - Lực tương tác giữa các ph.tử gây ra hấp phụ vật lý trao đổi ion - Lực nội phân tử gây ra hấp phụ hóa học. I.2. Hấp phụ trong môi trường nước Trong nước tương tác giữa một chất hấp phụ và bị hấp phụ khá phức tạp vì trong hệ có ít nhất 3 thành phần gây tương tác là nước - chất hấp phụ - chất bị hấp phụ. Do có mặt dung môi nên trong hệ sẽ xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh giữa chất bị hấp phụ và dung môi trên bề mặt chất hấp phụ. Cặp nào có tương tác mạnh thì xảy ra hấp phụ cho cặp đó. Tính chọn lọc của cặp tương tác phụ thuộc vào - Độ tan của chất bị hấp phụ trong nước - Tính ưa hoặc kỵ nước của chất hấp phụ - Mức độ kỵ nước của chất bị hấp phụ trong nước.